Chiến lược theo vị thế cạnh tranh của sản phẩm Staff thêm canxi

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lƣợc MARKETING CHO sản PHẨM BÁNH mì STAFF của CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM hữu NGHỊ NHẰM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG DÀNH CHO học SINH, SINH VIÊN (Trang 98 - 100)

3.4. Lựa chọn chiến lƣợc marketing

3.4.2.2.Chiến lược theo vị thế cạnh tranh của sản phẩm Staff thêm canxi

Từ những phân tích về các đối thủ cạnh tranh, có thể nhận thấy vị thế của của Hữu Nghị nói chung và sản phẩm Staff nói riêng xét tại thị trường bánh mì nhân mặn là “Hãng thách thức thị trường”.

Hình 3.1. Mô tthị trường bánh mì nhân mn

Việc tung ra sản phẩm Staff thêm canxi nhằm thâm nhập thị trường học sinh, sinh viên của công ty Hữu Nghị đồng nghĩa với việc lựa chọn tấn công KDC theo cả hai phương pháp là “Tấn công sườn” và phương pháp “Tấn công khoảng cách”.

Năm 2014, KDC đang tập trung chuyển hướng sang thị trường mì gói nên gần như dừng các hoạt động quảng bá sản phẩm sản phẩm bánh mì tươi trong năm 2013. Như vậy KDC đã để lộ điểm yếu tại thị trường bánh mì tươi và cụ thể là bánh mì nhân mặn. Nhân cơ hội này, Hữu Nghị tung ra sản phẩm Staff mới tập trung vào phân khúc thị trường học sinh, sinh viên tại địa bàn các thành phố lớn vừa khai thác được thị trường mới, lại đánh đúng vào điểm yếu của KDC. Như vậy mục tiêu trong chiến lược này chính là tăng thị phần, giành thị phần của đối thủ cạnh tranh.

3.4.3. Chiến lược marketing theo chu ksng ca sn phm (PLC)

Do sản phẩm Staff canxi là một sản phẩm mới trên thị trường và đang bắt đầu bước vào giai đoạn giới thiệu. Nên chiến lược marketing sẽ tập trung vào giai đoạn giới thiệu của sản phẩm.

Chiến lƣợc marketing cho giai đoạn gii thiu

Để có thể lựa chọn được chiến lược marketing thích hợp cho giai đoạn này, cần phân tích các yếu tố về điều kiện thị trường cũng như sản phẩm:

-Theo như đánh giá, thị trường mà sản phẩm đang nhắm đến là thị trường học sinh, sinh viên, đây là thị trường tương đối lớn. Các chương trình marketing cho thị trường này rất phong phú để lựa chọn do đối tượng có nhiều cách tiếp cận thông tin khác nhau và rất dễ cân đối chi phí.

-Hơn nữa, sản phẩm mới vốn được sản xuất dưới nhãn hàng Staff- nhãn hàng đã quen thuộc với người tiêu dùng từ năm 2006 đến nay, nên thị trường đã biết rõ về sản phẩm cũng như hương vị bánh mì ruốc của Hữu Nghị.

-Do thị trường mục tiêu là học sinh, sinh viên, các đối tượng chưa có thu nhập, nên mức giá thấp sẽ có được lợi thế cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng hơn.

-Hiện nay Staff là nhãn hàng đầu tiên có bổ sung canxi với năng lượng vượt trội, hơn nữa doanh số của phiên bản trước và một số phiên bản đang duy trì vẫn ở mức cao. Chính vì vậy Staff rất có thể bị đe dọa bởi các đổi thủ tiềm ẩn trong tương lai khi sản phẩm càng ngày được ưa chuộng. Nếu sản phẩm Staff tạo nên trào lưu mới, đáp ứng được sự mong đợi của thị trường, thì doanh số sẽ bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Những người hưởng ứng sớm nhất sẽ tiếp tục mua thêm, các khách hàng khác sẽ bắt đầu mua theo, nhất là khi họ nghe được những lời khen ngợi sản phẩm đó. Khi đó sẽ xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới sẽ thâm nhập vào thị trường để tìm kiếm cơ hội sản xuất và thu lợi nhuận cao.

Từ những phân tích trên, định hướng cho giai đoạn này nên là chiến lược xâm nhập từ từ: Tung sản phẩm mới ra thị trường với mức giá thấp và mức khuếch trương thấp. Do vậy, trong tương lai nếu giá nguyên liệu đầu vào tăng hay bị ảnh hưởng bởi lạm phát, doanh nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh lại mức giá cho phù hợp lại sau. Với mức khuếch trương thấp, không cần tổ chức hoạt động marketing ở quá nhiều khu vực hay phương tiện, mà chỉ cần tập trung vào một số thành phố lớn như Hà Nội và tp. Hồ Chí Mình là sẽ chiếm được vị trí trong tâm trí khách hàng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lƣợc MARKETING CHO sản PHẨM BÁNH mì STAFF của CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM hữu NGHỊ NHẰM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG DÀNH CHO học SINH, SINH VIÊN (Trang 98 - 100)