Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu theo chu trình STP 3.3.1. Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường theo bốn tiêu thức: - Tiêu thức địa lý
+Miền Bắc: Có lượng tiêu thụ lớn với các sản phẩm bánh mì nhân mặn. NTD vẫn có thói quen đến cửa hàng bán lẻ để mua các sản phẩm bánh kẹo.
+Miền Trung: Nét ẩm thực đặc trưng của của người miền Trung cho thấy họ thường xuyên ăn những món cay, đặc biệt là người Huế. Các sản phẩm bánh kẹo tuy
vẫn được tiêu thụ tại thị trường này nhưng do sự đa dạng về ẩm thực các món ăn khiến bánh mì trở nên kém thu hút.
+Miền Nam: Người miền Nam thích các sản phẩm có vị ngọt nhiều và béo ngậy của nước dừa. Chính vì vậy tại miền Nam, các cửa hàng bánh ngọt của các thương hiệu nổi tiếng như Tous les Jour hay La Dorée Bakery và rất nhiều thương hiệu khác, gần như có chi nhánh ở khắp mọi nơi.
+Khu vực thành thị: Có rất nhiều các cửa hàng bán lẻ, siêu thị và hầu hết các trường học đều có canteen sạch sẽ. Lượng tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo tương đối lớn. Có yêu cầu cao về thiết kế bao bì, hương vị và nhất là thương hiệu.
+Khu vực nông thôn: Cầu co giãn mạnh theo giá nên ưa chuộng các sản phẩm với mức giá thấp và bao bì trông bắt mắt. NTD ở khu vực này ít quan tâm tới dinh dưỡng của sản phẩm và những yếu tố khác như nguồn gốc xuất xứ.
-Theo tâm lý
+Tầng lớp thượng lưu: Rất quan trọng các yếu tố về thương hiệu nên thường lựa chọn các sản phẩm bánh kẹo nổi tiếng của nước ngoài với mẫu mã và thiết kế sang trọng. Thường đi ăn tại các nhà hàng bánh ngọt cao cấp và rất ít khi sử dụng bánh kẹo thông thường hay các sản phẩm tiện lợi.
+Tầng lớp trung lưu: Luôn quan tâm tới nguồn gốc của sản phẩm trước khi sử dụng. Chấp nhận mức giá từ trung bình trở lên và yêu cầu hình thức của sản phẩm tương đối sang trọng hay hiện đại.
+Tầng lớp bình dân: Thi trường này ít sử dụng chi tiêu cho bánh kẹo, trừ khi bắt buộc sử dụng hoặc mua vào dịp lễ tết. Ưa chuộng các sản phẩm giá rẻ với khối lượng lớn và thường không để ý đến hình thức nên dễ bị nhâm lẫn với sản phẩm nhái.
- Theo nhân khẩu
+Người trong độ tuổi đi học (5-24 tuổi): Đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển và vận động. Thích sử dụng các sản phẩm tiện lợi có thiết kế trẻ trung và giá phải chăng. Thường mua sản phẩm tại các cửa hàng hay vị trí thuận lợi nhất.
+Người đang đi làm (25-60 tuổi): Quan tâm tới chất lượng, dinh dưỡng và thương hiệu nhiều hơn là giá cả và thiết kế.
+Ông (bà) đã về hưu (>=60 tuổi): Thường sử dụng các sản phẩm theo thói quen và không dễ thay đổi. Thích sử dụng các hương vị truyền thống với độ ngọt cao.
+Mức thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên: Có khả năng chi tiêu cho các sản phẩm bánh kẹo nhiều hơn nên thường chọn sản phẩm có chất lượng cao và uy tín.
+Mức thu nhập từ 4 đến 9 triệu đồng: Sử dụng các mặt hàng bánh kẹo có mức giá phải chăng và được phân phối rộng rãi, có nguồn gốc và thương hiệu của sản phẩm.
+Mức thu nhập dưới 4 triệu đồng: Tiết kiệm tối đa chi tiêu cho việc sử dụng bánh kẹo. Quan tâm đến các loại bánh kẹo có số lượng nhiều và bao bì bắt mắt.
- Theo hành vi
+Khách hàng mua bánh kẹo để sử dụng hàng ngày
+Khách hàng mua bánh kẹo để đem đi bếu, tặng
+Khách hàng bắt buộc mua trong những dịp lễ, tết…
3.3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Lựa chọn thi trường mục tiêu là các đối tượng đang trong độ tuổi đi học (Học sinh, sinh viên) và đang sinh sống tại các thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế…
-Lý do: Có rất nhiều lý do khiến đoạn thị trường này trở nên hấp dẫn, ngoài các lý do đã nêu ở những phần trên thì hiện nay, trên thị trường chưa có sản phẩm bánh mì tươi nào trực tiếp dành cho thị trường học sinh, sinh viên. Các sản phẩm bánh ruốc thuộc cơ sở nhỏ lẻ bán trong canteen trường học đang dần kém thu hút vì hạn sử dụng không cao, chất lượng và vệ sinh không đảm bảo. Trong khi đó, Staff lại hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu của thị trường về dinh dưỡng, thiết kế, thương hiệu, hương vị mà đối tượng đưa ra… Đồng thời sức hấp dẫn của thị trường ở chỗ:
+ Các đối tượng học sinh, sinh viên sống tại khu vực thành thị có khả năng chi tiêu cho các thực phẩm bổ sung nhiều hơn ở nông thôn. Mặc dù chưa có thu nhập nhưng chất lượng sống của những đối tượng này được đảm bảo tốt hơn cũng như gia đình khá giả hơn so với học sinh ở nông thôn.
+ Do dành nhiều thời gian học tập và thi cử, các đối tượng này luôn bận rộn và thường xuyên ở lại trường mua đồ ăn một cách tiện lợi nhất tại các địa điểm gần trường học của mình.
+ Do chưa có thu nhập nên rất nhiều trường hợp người mua bánh là phụ huynh học sinh- những người luôn quan tâm đến chất lượng và dinh dưỡng cho con em mình.
-Đặc điểm nhu cầu của thị trường mục tiêu:
Như đã phân tích trong phần khách hàng khi tìm hiểu các yếu tố vi mô ở mục 3.1.2.2, đối với thị trường mục tiêu là học sinh, sinh viên vốn là các đối tượng có nhiều yêu cầu đặc biệt đối với sản phẩm. Trong đó có nhu cầu đặc biệt về năng lượng để cung cấp cho việc học tập là quan trọng nhất, tiếp theo là nhu cầu về sự tiện dụng đối với sản phẩm và cách thức phân phối.