Chiến lược theo vị thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lƣợc MARKETING CHO sản PHẨM BÁNH mì STAFF của CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM hữu NGHỊ NHẰM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG DÀNH CHO học SINH, SINH VIÊN (Trang 94 - 96)

3.4. Lựa chọn chiến lƣợc marketing

3.4.2.Chiến lược theo vị thế cạnh tranh

Xét theo bốn cấp độ cạnh tranh đã được đề cập đến trong phân tích đối thủ cạnh tranh của mục 3.1.2.2, phân tích môi trường vi mô, có thể thấy rõ đối thủ cạnh tranh của sản phẩm rất đa dạng. Tuy nhiên tại mỗi cấp độ cạnh tranh trong cả bốn cấp độ, ta có thể thấy cụ thể từng đối tượng cạnh tranh có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động marketing của sản phẩm, cụ thể là:

+Cấp độ cạnh tranh nhãn hiệu: Đối đầu trực tiếp với sản phẩm nhãn Staff là dòng sản phẩm bánh mì tươi nhân mặn của KDC. KDC đồng thời cho sản xuất một loạt các thương hiệu bánh mì tươi với các vị mặn, lạt và ngọt. Trong đó dòng sản phẩm nhân mặn bao gồm bánh mì siêu mềm nhân thịt bò, và bánh mì Sanwich nhân ruốc.

+Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩ m: Các loại bánh nhỏ gọn, mềm và dễ ăn luôn nhận được sự ưa thích của giới trẻ như: Bánh mì ruốc tại các cơ sở nhỏ lẻ bánh tại canteen trường học, bánh mì bơ ruốc Stass Hải Châu; bánh mì bông lan Sophia của KDC…

+Cạnh tranh do công dụng: Các sản phẩm khác nhau cùng có công dụng cung cấp năng lượng cho học sinh được bày bán trong canteen trường học như: các loại bim bim, các loại kem, sữa,…

+Cạnh tranh chung: Với các đối tượng học sinh, sinh viên, việc mua đồ ăn để phục vụ cho nhu cầu học tập là rất thường xuyên. Tuy nhiên do chưa có nhiều thu nhập, các bạn có thể tiết kiệm tiền ăn để mua nhiều loại đồ dùng khác có ý nghĩa hơn cho bản thân như quần áo thời trang, đồ trang điểm…

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lƣợc MARKETING CHO sản PHẨM BÁNH mì STAFF của CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM hữu NGHỊ NHẰM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG DÀNH CHO học SINH, SINH VIÊN (Trang 94 - 96)