Cơ cấu tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lƣợc MARKETING CHO sản PHẨM BÁNH mì STAFF của CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM hữu NGHỊ NHẰM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG DÀNH CHO học SINH, SINH VIÊN (Trang 47 - 50)

2.1. Giới thiệu về Công ty Hữu Nghị

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Hữu NghịĐại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát Tổng giám đốc

PGĐ Sản xuất PGĐ Nhân sự PGĐ Kinh doanh

Các Các chi phòng nhánh ban Phòng Phòng Kỹ Nghiên thuật cứu sản CN thực phẩm phẩm mới Ngun: Phòng tchc nhân sự 26

Thang Long University Library

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được hình thành theo cơ chế trực tiếp chức năng và có mối quan hệ thống nhất, mỗi phòng ban đảm nhận một chức năng cụ thể để quản lý theo chuyên môn của mình. Các phòng ban chức năng có sự lãnh đạo chung của ban giám đốc công ty.

Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:

-Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.

-Ban kim soát: được lập ra để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép kế toán và báo cáo tài chính đồng thời kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

-Hội đồng qun tr: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

-Tổng giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

-Phó tổng giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản lý và về tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng toàn bộ công tác sản xuất, kinh doanh của công ty, xây dựng chiến lược và chính sách tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch tiêu thụ hàng năm đối với sản phẩm các loại, xây dựng mạng lưới tiêu thụ khắp cả nước và các vấn về về nhân khẩu.

-Phó tổng giám đốc nhân s: là người phụ trách các vấn đề về tổ chức, quản lý nguồn lao động, ra các quyết định và ký kết các hợp đồng lao động với nhân viên.

-Phó tổng giám đốc sn xut: là người trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản xuất của công ty, chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm vật tư hàng hóa nhập kho. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề liên quan đến sản xuất như: chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

-Phòng bán hàng: làm nhiệm vụ thu và giao hàng hóa thành phẩm cho khách hàng, cung cấp đúng chủng loại, quy cách sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, đảm bảo cho quá trình bán hàng của công ty được thuận lợi. Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu về từng loại sản phẩm, đưa ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh.

-Phòng kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về nguyên vật liệu, bao bì, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới.

-Phòng marketing: chức năng chính bao gồm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp, tìm kiếm, thiết lập và kiểm soát hệ thống kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt các thông tin thị trường để đưa ra các phương án, chiến lược nhằm hỗ trợ công tác bán hàng cũng như công tác sản xuất sản phẩm.

-Phòng tài chính kế toán: trực tiếp làm công tác kế toán tài chính theo đúng chế độ nhà nước quy định. Ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ về tình hình tài sản lao động, tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quản lý tài chính của công ty, tính toán, trích nộp đầy đủ đúng thời hạn các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước và trích lập các quỹ của công ty.

-Phòng kthut: chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất, kỹ thuật công nghệ của công ty, hướng dẫn thực hiện hoạt động của các khâu theo tiêu chuẩn ISO, cùng cộng tác với các phòng khác để lập kế hoạch sản xuất. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.

-Phòng cơ điện: phụ trách các vấn đề liên quan đến điện, máy móc, thiết bị văn phòng, đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục.

-Phòng tchc nhân s: phụ trách chung về nhân lực, xây dựng mức đơn giá tiền lương, theo dõi quá trình thực hiện định mức kinh tế, kỹ thuật căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất. Lên kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại cán bộ có thời gian công tác từ 5-10 năm, đào tạo mới công nhân nhằm nâng cao tay nghề. Quản lý nhân sự, tham mưu giúp giám đốc soạn thảo các nội dung quy chế hoạt động, quy chế thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật của công ty.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lƣợc MARKETING CHO sản PHẨM BÁNH mì STAFF của CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM hữu NGHỊ NHẰM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG DÀNH CHO học SINH, SINH VIÊN (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w