3.1. Giới thiệu về sản phẩm bánh mì Staff mới nhằm cung cấp cho thị trƣờng học
3.1.3.2. Điểm yếu (Weaknesses)
-Do sản xuất dưới nhãn hàng Staff, sản phẩm sẽ dễ bị so sánh với phiên bản cũ về giá cả, chất lượng, bao bì… Nếu khác biệt mà công ty tạo ra cho sản phẩm mới không đủ để thuyết phục khách hàng, khiến khách hàng nghĩ rằng công ty đã tăng giá một cách vô lý thì sẽ gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và sức tiêu thụ của sản phẩm. Nhất là khi đối tượng mục tiêu là học sinh, sinh viên do vẫn chưa có thu nhập hoặc thu nhập ít thì dễ co giãn theo giá đối với các sản phẩm thông thường.
-Sản phẩm không có sự khác biệt khi bán tại các thị trường Bắc, Trung, Nam trong khi khẩu vị và nhiều phong tục khác nhau. Đây là điểm yếu khó khắc phục nhất và cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng nếu muốn ra sản phẩm cho phù hợp với phần đông
NTD nhất. Đối với bao bì bên ngoài, việc in tên dòng sản phẩm là “Bánh mì chà bông”- là cách gọi của “bánh mì ruốc” trong miền Nam, tuy không ảnh hưởng đến thẩm mĩ nhưng với đối tượng học sinh miền Bắc còn ít tuổi thì sẽ gây sự khó hiểu ở mức độ nhất định.
-Tuy sản phẩm có vỏ bánh mềm với nước sốt, nhưng đặc điểm của bánh mì nhân mặn là dễ khát nước sau khi sử dụng, gây ảnh hưởng tới sức tiêu thụ vào mùa nóng. Sức tiêu thụ vào mùa nóng giảm một phần là do học sinh nghỉ hè trong thời gian dài nhưng một phần cũng là do ăn bánh mì trở nên khó tiêu hóa và dễ gây khát nước hơn nhiều. Đó là chưa kể khi bảo quản ở nhiệt độ cao, bánh mì dễ bị chảy nước sốt ra ngoài, nhiều hiện tượng nổ và xì vỏ bánh hơn.