Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát Tổng giám đốc
PGĐ Sản xuất PGĐ Nhân sự PGĐ Kinh doanh
Các Các chi phòng nhánh ban Phòng Phòng Kỹ Nghiên thuật cứu sản CN thực phẩm phẩm mới Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự 26
Thang Long University Library
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được hình thành theo cơ chế trực tiếp chức năng và có mối quan hệ thống nhất, mỗi phòng ban đảm nhận một chức năng cụ thể để quản lý theo chuyên môn của mình. Các phòng ban chức năng có sự lãnh đạo chung của ban giám đốc công ty.
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
-Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.
-Ban kiểm soát: được lập ra để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép kế toán và báo cáo tài chính đồng thời kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
-Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
-Tổng giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
-Phó tổng giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản lý và về tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng toàn bộ công tác sản xuất, kinh doanh của công ty, xây dựng chiến lược và chính sách tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch tiêu thụ hàng năm đối với sản phẩm các loại, xây dựng mạng lưới tiêu thụ khắp cả nước và các vấn về về nhân khẩu.
-Phó tổng giám đốc nhân sự: là người phụ trách các vấn đề về tổ chức, quản lý nguồn lao động, ra các quyết định và ký kết các hợp đồng lao động với nhân viên.
-Phó tổng giám đốc sản xuất: là người trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản xuất của công ty, chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm vật tư hàng hóa nhập kho. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề liên quan đến sản xuất như: chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
-Phòng bán hàng: làm nhiệm vụ thu và giao hàng hóa thành phẩm cho khách hàng, cung cấp đúng chủng loại, quy cách sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, đảm bảo cho quá trình bán hàng của công ty được thuận lợi. Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu về từng loại sản phẩm, đưa ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh.
-Phòng kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về nguyên vật liệu, bao bì, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới.
-Phòng marketing: chức năng chính bao gồm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp, tìm kiếm, thiết lập và kiểm soát hệ thống kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt các thông tin thị trường để đưa ra các phương án, chiến lược nhằm hỗ trợ công tác bán hàng cũng như công tác sản xuất sản phẩm.
-Phòng tài chính kế toán: trực tiếp làm công tác kế toán tài chính theo đúng chế độ nhà nước quy định. Ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ về tình hình tài sản lao động, tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quản lý tài chính của công ty, tính toán, trích nộp đầy đủ đúng thời hạn các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước và trích lập các quỹ của công ty.
-Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất, kỹ thuật công nghệ của công ty, hướng dẫn thực hiện hoạt động của các khâu theo tiêu chuẩn ISO, cùng cộng tác với các phòng khác để lập kế hoạch sản xuất. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.
-Phòng cơ điện: phụ trách các vấn đề liên quan đến điện, máy móc, thiết bị văn phòng, đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục.
-Phòng tổ chức nhân sự: phụ trách chung về nhân lực, xây dựng mức đơn giá tiền lương, theo dõi quá trình thực hiện định mức kinh tế, kỹ thuật căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất. Lên kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại cán bộ có thời gian công tác từ 5-10 năm, đào tạo mới công nhân nhằm nâng cao tay nghề. Quản lý nhân sự, tham mưu giúp giám đốc soạn thảo các nội dung quy chế hoạt động, quy chế thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật của công ty.
2.2. Thực trạng sản xuất tại công ty Hữu Nghị
Hiện nay, công ty Hữu Nghị đang hướng đến cả thị trường trong nước và ngoài nước. Trong nước, sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành và trở thành thương hiệu quen thuộc đối với NTD. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, công ty đã xây dựng bốn nhà máy với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn Châu Âu trải đều trên cả nước.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng. Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, mỗi loại có một quy trình sản xuất riêng. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm đều liên tục, khép kín,
Thang Long University28 Library
không bị gián đoạn về mặt thời gian và kỹ thuật. Vì vậy việc tổ chức và quản lý sản xuất cũng được mang đặc thù riêng biệt. Các phân xưởng chính bao gồm:
-Phân xưởng bánh quy.
-Phân xưởng kem xốp.
-Phân xưởng bánh craker.
-Phân xưởng kẹo.
-Phân xưởng bánh tươi, bánh trung thu, mứt tết.
-Phân xưởng lương khô
Quá trình sản xuất diễn ra liên tục, chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào nguyên vật liệu đầu vào. Trong quá trình sản xuất, việc kiểm tra giám sát chất lượng các khâu sản xuất được thực hiện chặt chẽ, nhất là các nguyên vật liệu đầu vào. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, khép kín, sản xuất với mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hóa một phần thủ công. Do chu kỳ sản xuất ngắn và đối tượng sản xuất là bánh kẹo nên khi kết thúc các máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành, không có sản phẩm dở dang.
Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp là chuyên môn hóa đối tượng. Mỗi sản phẩm bánh kẹo khác nhau được sản xuất trên những dây chuyền khác nhau để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như hương vị.
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty Hữu Nghị
Dưới đây là Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012-2013 của công ty Hữu Nghị: Bảng 2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012-2013
(Đơn vị tính: Đồng)
Chênh lệch Chỉ tiêu
(A)
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.Giá vốn hàng bán Tƣơng đối (%) (4)=(3)/(2) 15.28 119.93 13.82 13.13 29
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 5.Lợi nhuậ n gộp về bán hàng và
cung cấ p dịch vụ
6.Doanh thu hoạt động tài chính 7.Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay 8.Chi phí bán hàng
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác
14.Lợi nhuận kế toán trước thuế 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 17.Lợi nhuận sau thuế 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013)
Nhận xét: Từ những số liệu được lấy ra từ trong bảng báo cáo tài chính năm 2013 của công ty Hữu Nghị được công khai trên trang web chính, có thể thấy được sự khác biệt qua một số chỉ tiêu về:
-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2013 là 1.113.032.874.630 đồng tăng 147.514.807.964 đồng, tương ứng với tỷ lệ khá cao là 15,28% so với năm 2012. Doanh thu tăng là do công ty đã có thêm nhiều nhãn hiệu bánh mới được yêu thích trên thị trường cùng với việc xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường nước ngoài đạt thuận lợi trong năm 2012. Thêm vào đó, Hữu Nghị luôn giữ được sự ổn định trong chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh, mẫu mã bao bì đẹp khiến Hữu Nghị không những giữ được nhiều khách hàng mà còn mở rộng được thị trường của mình.
- Các khoản giảm trừ doanh thu: Trong năm 2013, giảm trừ doanh thu lên tới 29.147.758.002 đồng, tăng 15.894.271.305 đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng với 119,93%, trong khi đó doanh thu bán hàng chỉ tăng 15,28%. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng đột biến của các khoản giảm trừ doanh thu là : việc mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc tìm kiếm thêm các NPP, tuy nhiên một số NPP của Hữu Nghị không hiệu quả, dẫn đến hàng hóa tồn đọng nhiều và hết hạn sử dụng, một số nhãn hàng không được ưa chuộng dẫn đến bị trả lại và thu hồi.
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com - Doanh th
đồng dẫn đến doanh thu thuần năm 2013 còn lại là 131.620.536.659 đồng tương ứng với 13,82%.
-Giá vốn hàng bán: Trong năm 2013 giá vốn hàng bán tăng 99.884.423.187 đồng, tương ứng với mức tăng 13,13% so với năm 2012. Như đã nói ở trên, năm 2013 công ty đã bán được nhiều hàng hơn năm trước, cung cấp và xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn. Vì vậy giá vốn hàng bán cũng tăng tương ứng với doanh thu. Tuy nhiên lý do khiến giá vốn hàng bán tăng với tốc độ chậm hơn là do giá các yếu tố đầu vào giảm.
-Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ : Tăng 16,55% , tương đương với 31.736.113.472 đồng, cao hơn mức tăng của giá vốn hàng bán, điều này cho thấy công ty đã quản lý tốt được chi phí. Để công tác quản lý lượng nguyên vật liệu đầu vào chặt chẽ hơn nữa nhằm giảm giá vốn hàng bán, có thể tăng dự trữ đối với các nguyên vật liệu chính, để được hưởng chính sách giá tốt từ nhà cung cấp nhưng cần cân đối với chi phí hàng tồn kho, công tác dự báo nhu cầu nguyên vật liệu cần được chú trọng hơn nữa.
-Doanh thu hoạt động tài chính: Lượng vốn lưu chuyển ngắn hạn của công ty tương đối lớn, trong năm 2013 công ty đã tăng cường hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn, một phần vốn dài hạn nhàn rỗi cũng được đầu tư hiệu quả dẫn đến doanh thu từ hoạt động tài chính tăng hơn 300%, từ 1.465.410.017 đồng lên 6.496.433.705 đồng.
- Chi phí tài chính: Trong năm 2013 chi phí tài chính là của công ty là 13.372.386.609 đồng, giảm 11,97%. Trong đó chi phí lãi vay là 9.531.973.500 đồng, tương ứng với giảm 36,35%. Năm vừa qua là một năm có nhiều khó khăn trong kinh tế, đồng thời gây khó khăn trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư, dẫn đến nguồn tiền dự trữ, tồn đọng trong ngân hàng của công
-Chi phí quản lý kinh doanh: Bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiêp đều tăng hơn 25% so với năm 2012. Chi phí bán hàng năm 2013 là 153.843.382.937 đồng, tăng 31.471.342.083 đồng chủ yếu do công tác marketing được đẩy mạnh nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị phần trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên chính những chi phí này đã góp phần không nhỏ khiến cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm.
-Lợi nhuận sau thuế: năm 2013 là 22.215.470.734 đồng, giảm 294.446.473 đồng so với năm 2012, tương ứng giảm với tỉ lệ là 1,31%. Lợi nhuận sau thuế ở mức rất thấp so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho thấy có vấn đề trong cách quản lý chi phí của công ty. Nguyên nhân do năm 2012 doanh nghiệp đã có thêm doanh thu từ việc thanh lý tài sản hết khấu hao, chi phí bán hàng năm 2012 ít hơn 2013 đến 31.471.342.083 đồng. Sang năm tiếp theo, công ty cần tìm cách để cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp để tăng khả năng sinh lợi của tổng tài sản. Trong thời gian tới công ty cần nỗ lực để có những chính sách nhằm giảm thiểu các khoản chi phí xuống mức thấp hơn.
Như vậy, tuy công ty Hữu Nghị đã đạt được mức doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh so với năm 2012 nhưng lại chưa quản lý được chi phí nên dẫn đến lợi nhuận trước và sau thuế giảm nhẹ.
2.4. Hoạt động marketing của công ty Hữu Nghị
Các hoạt động marketing của công ty Hữu Nghị đều được thể hiện rõ nét qua những hoạt động nghiên cứu thị trường, thị trường mục tiêu và các chiến lược marketing mà công ty đã xây dựng.
2.4.1. Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng
Hiện nay Hữu Nghị đang thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường bằng việc kết hợp hai hình thức: thứ nhất là cử nhân viên đến giám sát các khu vực và thứ hai là mua kết quả nghiên cứu thị trường từ các công ty nghiên cứu thị trường có uy tín.
Với hình thức thứ nhất là cử nhân viên giám sát đến các khu vực, Hữu Nghị tiến hành nghiên cứu thị trường tại các khu vực cấp tỉnh trở lên nhằm mục đích giám sát doanh số, mức độ bao phủ của sản phẩm, theo dõi tình hình kinh tế chung và tình hình của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Ngoài ra, nhân viên giám sát cũng phải làm báo cáo liên quan về mối quan hệ giữa phòng bán hàng chi nhánh và NPP để biết được mức độ uy tín của phòng bán hàng đối với NPP cũng như khả năng hợp tác giữa hai bên; tình hình cụ thể của các NPP về doanh thu, sản phẩm chủ lực và tiềm năng phát triển các sản phẩm khác. Đây là phương thức nghiên cứu thị trường mà Hữu Nghị thường xuyên áp dụng và có tính chính xác cao. Qua hình thức này, Hữu Nghị thấy được điểm mạnh, điểm yếu của từng NPP; tiềm năng phát triển thị trường tại khu vực; những khó khăn mà công ty cần phải khắc phục và những vấn đề còn tồn tại trong đội ngũ bán hàng của công ty. Báo cáo thị trường của từng khu vực sẽ giúp Hữu Nghị có những quyết định về việc nên tiếp tục tập trung phát triển sản phẩm hay từ bỏ những nhãn hàng không được ưa chuộng, đồng thời giúp công ty chỉnh đốn lại đội ngũ nhân viên để có kết quả hoạt động một cách tốt nhất.
Thang Long University32 Library
Hình thứ c thứ hai là mua kết quả nghiên cứ u thị trườ ng từ các công ty nghiên cứu thị trường có uy tín. Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi, giúp công ty có được những thông tin mong muốn một cách chính xác và chuyên nghiệp. Tùy từng mục đích mà Hữu Nghị sẽ có những yêu cầu khác nhau về những số liệu và thông tin. Thông thường Hữu