Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 26 - 27)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT

Theo Từ điển Giáo dục học, “Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức” có ý nghĩa bao quát. Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định. Quản lý giáo dục là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý giáo dục đến các đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục nhằm thực hiện mục đích chung của hệ thống giáo dục. Quản lý trường học là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý trường học đến các đối tượng quản lý trong trường học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của trường học.

Vận dụng khoa học quản lý vào quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, tác giả xác định “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là hệ thống tác động có mục đích của chủ thể quản lý trường THPT đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, bao gồm quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THPT đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường”.

Chủ thể quản lý của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là: Sở GDĐT, Hiệu trưởng, GVCN, GVBM, giám thị, giáo viên tư vấn học đường.

Đối tượng quản lý của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là: đạo đức, hạnh kiểm, giáo dục đạo đức, các hoạt động giáo dục trải nghiệm…

Mục tiêu của quản lý GDĐĐ trong nhà trường THPT là xây dựng và đảm bảo được hiệu lực của các chế định xã hội và chế định GD&ĐT trong mọi hoạt động của các phần tử của hệ thống giáo dục trong công tác GDĐĐ. Điều hành hiệu quả đội ngũ nhân lực giáo dục để thực hiện mục tiêu, tính chất, nguyên lý, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức, kiểm tra và đánh giá kết quả GDĐĐ; huy động, xây dựng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục nhằm mang lại mục tiêu giáo dục; xây dựng các kế hoạch, vận hành bộ máy nhà trường, phối hợp các lực lượng để đảm bảo các điều kiện cho quá trình chuyển hóa

những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 26 - 27)