Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 67 - 73)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức

Bảng 2.18. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá GDĐĐ học sinh

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn không quan trọng; 2-không QT; 3- ít QT; 4-QT; 5- rất QT) Mức độ thực hiện (1-kém; 2-yếu; 3-T.bình; 4- khá; 5- tốt) 1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X 1 Đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy (PP và hình thức KTĐG) trong đánh giá 0 0 0 47 81 4.6 0 0 3 20 105 4.8

2 Đảm bảo đánh giá được mức độ đạt được của các mục tiêu GD (phẩm chất, kỹ năng, thái độ), thúc đẩy quá trình tự đánh giá 0 0 0 40 88 4.7 0 0 5 8 115 4.9 3 Đánh giá có tính hướng dẫn phát triển, có tính giáo dục tích cực cao 0 0 2 41 85 4.7 0 0 8 14 107 4.8 4 Kết quả KT-ĐG được xử lý, sử dụng và lưu trử đúng quy định 0 0 0 49 79 4.6 0 0 2 7 119 4.9 Mức độ trung bình (X) 4.6 4.8

Qua kết quả ở bảng 2.18 cho thấy mức độ đánh việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ học sinh đạt ở mức khá, tốt với điểm TB 4.8. Điều này chứng tỏ các nhà trường đã rất chú trọng đến việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ học sinh. Đặc biệt việc thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng đối với GDĐĐ học sinh thể hiện qua các công việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác GDĐĐ HS. Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ và trao đổi, phỏng vấn các CBQL và GV cho thấy những vấn đề sau đây.

- Về công tác lập kế hoạch: Qua tìm hiểu CBQL của 05 trường THPT trên địa bàn, chúng tôi nhận được kết quả, việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ học sinh được xây dựng thường xuyên cho từng giai đoạn 5 năm, cho từng năm học, từng tháng và cho các ngày lễ lớn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu một số bản kế hoạch cụ thể của các trường, chúng tôi nhận thấy một số bản kế hoạch tiêu chí đánh giá còn chưa thể hiện rõ, nội dung hoạt động mang tính chung chung, kế hoạch chỉ tập trung vào các vấn đề phải thực hiện và thời gian hoàn thành. Kế hoạch chưa thể hiện đầy đủ các yếu tố cần thiết để thực hiện chương trình hành động nhằm GDĐĐ học sinh.

- Về tổ chức thực hiện: việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của các trường THPT trên địa bàn chúng tôi nhận được kết quả cho thấy kế hoạch được triển khai đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Nhưng kết quả chưa được như mong muốn, phần lớn cho thấy hình thức triển khai kế hoạch chủ yếu bằng văn bản, được triển khai thực hiện thông qua các cuộc họp hội đồng, các buổi giao ban, họp GVCN theo định kỳ của nhà trường.

- Về chỉ đạo thực hiện: Qua tìm hiểu với CBQL và GV việc chỉ đạo thực hiện cho kết quả chung là một số đơn vị chưa đảm bảo. Bởi vì, muốn triển khai tốt kế hoạch thì đòi hỏi mọi bộ phận và cá nhân phải hiểu rõ mục tiêu, nội dung, kế hoạch, nắm vững cách thức để chỉ đạo thực hiện, trong khi chỉ đạo phải theo dõi, đôn đốc uốn nắn những sai sót, giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn xảy ra và những hạn chế trong quá trình thực hiện. Nhưng ở khâu này nhìn chung các trường chỉ dừng lại ở việc tổ chức thực hiện và dừng lại ở chế độ báo cáo.

- Về kiểm tra đánh giá: Tìm hiểu về việc đánh giá hoạt động quản lý GDĐĐ cho học sinh chúng tôi nhận được ý kiến của CB, GV cho rằng việc đánh giá hoạt động quản lý GDĐĐ học sinh ở nhà trường được thường xuyên theo tháng, theo học kỳ một cách khách quan. Ngoài ra còn đánh giá theo từng chủ đề, chủ điểm hoạt động trong những ngày lễ lớn.

Như vậy, hoạt động quản lý công tác GDĐĐ học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ được thực hiện khoa học từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện cho đến khâu kiểm tra đánh giá. Đã tạo ra được một hệ thống quản lý thống nhất. Song, ở các khâu tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện còn mang tính chung chung, chưa phân biệt một cách cụ thể trong công tác chỉ đạo thực hiện, công tác theo dõi, đôn đốc, uốn nắn chưa được kịp thời nên kết quả chưa được như mong đợi.

2.5. Đánh giá chung 2.5.1. Ưu điểm

Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là một hoạt động giáo dục nhằm giúp cho đạo đức HS ngày càng hoàn thiện. Thông qua hoạt động giáo dục đạo đức cho HS đã thúc đẩy trường THPT cải tiến các phương pháp cũng như nội dung giáo dục đạo đức HS. Hoạt động giáo dục đạo đức HS THPT được quản lý trực tiếp từ Sở GDĐT và trường THPT thông các yếu tố lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức HS đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc giáo dục đạo đức nói riêng và giáo dục toàn diện HS nói chung.

Nhìn chung học sinh THPT thành phố Tam Kỳ có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức, được sự giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, đa số các em đều có phẩm chất đạo đức tốt như: kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, đoàn kết thân ái, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và người thân xung quanh, có lối sống lành mạnh, khiêm tốn học hỏi, tự giác, tích cực học tập, có ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy trường lớp, biết chấp hành pháp luật, tuân theo những quy định của cuộc sống, xã hội và cộng đồng. Nhiều em có ý thức vươn lên để tự khẳng định mình trong học tập và cuộc sống, không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, nhân cách để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Các trường THPT thành phố Tam Kỳ đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của công tác quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh, trong quá trình giáo dục toàn diện, nên đã có một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng GDĐĐ học sinh.

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã trực tiếp học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh qua những buổi học chính trị, sinh hoạt, học tập nội quy, điều lệ trường THPT, quy định khen thưởng kỷ luật, đánh giá xếp loại học sinh theo các thông tư 58/2011, thông tư 26/2020. Xuyên suốt trong năm học nhà trường quản lý GDĐĐ học sinh thông qua con đường dạy học, thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thông qua sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường triển khai kế hoạch GDĐĐ cho cán bộ quản lý, giáo viên, GVCN, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… liên tục phát động thi đua để các tập thể lớp và cá nhân học sinh tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức trong nhà trường.

2.5.2. Hạn chế

Những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà còn nhiều bất cập, chất lượng GDĐT chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, công tác GDĐĐ HS còn hạn chế, các trường chủ yếu chú trọng giáo dục trí dục, chưa quan tâm đúng mức đến mặt đức dục, nội dung GDĐĐ thiên về kiến thức mà có phần xem nhẹ việc rèn ý thức, thái độ, hành vi cho HS. Điểm hạn chế trong các nhà trường hiện nay là các hoạt động sáng

tạo, trải nghiệm chưa có tiêu chí đánh giá thống nhất. Một số trường còn cứng nhắc về đánh giá đạo đức ở giai đoạn tổng kết, thiếu những ghi nhận quá trình khắc phục khuyết điểm hạn chế của HS; Yếu tố cảm tính, chủ quan của người đánh giá chi phối khá nhiều khi không có sự thống nhất.

Trong khi quản lý công tác GDĐĐ ngoài giờ lên lớp của nhà trường mới chỉ dừng lại ở kế hoạch tổng thể, sinh hoạt chủ điểm hằng tháng, lựa chọn những ngày lễ lớn, để tổ chức hoạt động giáo dục, chưa cụ thể hóa các hình thức tổ chức có tính sáng tạo. Các hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu để cuốn hút học sinh và nâng cao nhận thức sâu sắc, tình cảm và niềm tin mạnh mẽ để hình thành và phát triển những hành vi đạo đức, chuẩn mực đạo đức cần có. Năng lực chuyên môn của đội ngũ tham gia hoạt động GDĐĐ HS chưa đáp ứng trong tình hình mới. Sự phối hợp của các lực lượng chưa đồng bộ, chưa có sự nhất quán giữa nhà trường và các đoàn thể xã hội, một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh chưa nhận thức rõ được mục tiêu, nội dung GDĐĐ và các giải pháp GDĐĐ để cùng cộng đồng trách nhiệm trong quá trình GDĐĐ học sinh.

2.5.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế, chính sách mở cửa đã phát huy những mặt tích cực của nó, nhưng ngược lại sẽ kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị đạo đức của mỗi người trong xã hội, ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức của học sinh. Những tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy, băng đĩa đồi trụy, trò chơi điện tử trực tiếp, online rất đa dạng và phức tạp, tình trạng chơi bời lêu lỏng, rượu bia, sống ảo… hàng ngày tác động tới nhận thức, hành vi của HS, phá vỡ niềm tin, tình cảm và thói quen tốt của các em, dẫn đến hình thành niềm tin và quan niệm sai lệch và không nhận thức thấy rõ tác hại và trách nhiệm về hành vi của mình; giá trị tiền bạc, vật chất được các em coi trọng hơn lý tưởng, hoài bão, ước mơ chân chính… Các em HS THPT dễ dàng bị cơn lốc thị trường cuốn theo nếu sự chăm lo giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội bị buông lỏng.

Do sự chỉ đạo chưa chặc chẽ từ trên xuống, do thiếu văn bản pháp quy nên công tác quản lý GDĐĐ học sinh chưa được coi là một tiêu chí quan trọng, chưa được đặt ngang hàng với giáo dục văn hóa.

Nguyên nhân chủ quan

Một số trường, việc tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh còn hạn chế, công tác kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời nên chưa động viên, kích thích được các lực lượng tích cực tham gia giáo dục thế hệ trẻ.

Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, GVCN, Bí thư Đoàn thanh niên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ gắn với kết quả quá trình dạy học

với hoạt động giáo dục toàn diện. Hầu hết các trường chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng của đội ngũ GVCN - lực lượng chính GDĐĐ HS. Nhiều GVCN yếu về năng lực, về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm chủ nhiệm và lòng yêu trẻ, sự hy sinh và lòng vị tha. Cho nên phải làm tốt công tác lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

Việc đầu tư kinh phí ở các trường THPT cho công tác GDĐĐ HS quá thấp, chỉ chú trọng vào việc bồi dưỡng độ i tuyển học sinh giỏi, văn nghệ, thể dục thể thao… để dành thành tích cho nhà trường. Trong khi đó, công tác GDĐĐ cần kinh phí để tổ chức hội nghị lớn, các buổi tổng kết kinh nghiệm GDĐĐ, khen thưởng, động viên, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ GVCN… thì lại chưa được đầu tư đúng mức. Trước mắt để đáp ứng được yêu cầu này cần làm tốt cô ng tác xã hộ i hoá giáo dục tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác GDĐĐ học sinh.

Tiểu kết chương 2

Trên đây là thực trạng công tác quản lý GDĐĐ học sinh ở các trường THPT thành phố Tam Kỳ. Các trường đều quan tâm đến công tác GDĐĐ HS: có thành lập ban chỉ đạo, có kế hoạch hoạt động, có tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận trong nhà trường để cùng đồng lòng GDĐĐ cho học sinh. Vì vậy đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt, sống có hoài bão, ước mơ, chăm chỉ học tập vì ngày mai lập nghiệp.

Mặt hạn chế của quản lý hoạt giáo dục đạo đức HS THPT tại Tp. Tam Kỳ là chưa ban hành các văn bản hướng dẫn việc tổ chức phối hợp và phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cũng như giáo dục đạo đức HS. Đội ngũ CBQL, GV, giám thị chưa được bồi dưỡng chuyên môn về đánh giá đạo đức HS. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn GDCD cũng còn nhiều điểm chưa phù hợp, nhưng chưa có biện pháp chỉ đạo điều chỉnh. Chưa đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục khác. Một số hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, trải nghiệm,…chưa xây dựng tiêu chí để giáo dục đạo đức cho học sinh. Tổ chức hoạt động tư vấn học đường chưa được coi trọng đều khắp ở các trường; năng lực chuyên môn cũng như chế độ đãi ngộ, vị trí việc làm hay chức danh chính thức cho đội ngũ giám thị, chuyên viên tư vấn học đường trong nhà trường còn nhiều bất cập.

Bên cạnh những thành tích, kết quả được ghi nhận, công tác GDĐĐ học sinh các trường THPT thành phố Tam Kỳ vẫn còn những tồn tại như đã nêu trên cần được sửa chữa, khắc phục, bổ sung kịp thời để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục của các nhà trường, đáp ứng với thời kỳ đổi mới, thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập Quốc tế. Muốn vậy cần phải có những mục tiêu cụ thể, những giải pháp phù hợp, bằng

nhiều hình thức đa dạng hấp dẫn, phải đổi mới công tác quản lý, vận dụng được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác GDĐĐ học sinh. Đây chính là nội dung mà chúng tôi sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 67 - 73)