Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong GDĐĐ học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 38 - 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong GDĐĐ học sinh

Quản lí sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác GDĐĐ cho học sinh là sự tổ chức các mối quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho học sinh một cách biện chứng để phát huy được sức mạnh tổng hợp, xây dựng môi trường giáo dục đúng đắn, rộng khắp, tạo nên điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần để phục vụ cho quá trình phát triển nhân cách của học sinh.

Xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về công tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh; Quản lý việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh; Quản lý việc xác định nội dung, hình thức phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh; Quản lý việc xác định cơ chế phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh; Kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh; Xây dựng các điều kiện về thông tin, CSVC, thiết bị, tài chính cho công tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD đạo đức cho học sinh.

Để quản lí tốt nội dung này người Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch phối hợp, thu hút và tranh thủ được sự quan tâm của gia đình và toàn xã hội nhằm được cung cấp tài liệu, cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức, điều động cán bộ, hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ cải tạo, bổ sung nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất; tăng cường sự ràng buộc chặt chẽ, mở rộng biện pháp giáo dục, tìm giải pháp thích hợp với những trường hợp cụ thể.

1.4.5. Quản lý các điều kiện, phương tiện phục vụ GDĐĐ học sinh

Căn cứ các văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành để tiến hành tu bổ, trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDĐĐ. Việc xây dựng cơ sở vật chất, tài chính cho quá trình giáo dục đạo đức cho các em là điều vô cùng quan trọng.

Môi trường tinh thần cho HĐGD đạo đức có tính thân thiện, khuyến khích GV và HS sáng tạo, chủ động trong rèn luyện và tự rèn luyện; Môi trường vật chất được thiết kế an toàn, thân thiện và có tính giáo dục, thẩm mỹ cao; Trang thiết bị, tài liệu phục vụ HĐGD đạo đức được trang bị theo chuẩn, phù hợp nội dung, yêu cầu đổi mới GD; Các mối quan hệ hợp tác, chia sẽ nguồn lực trong tổ chức HĐGD đạo đức với các bên liên quan được tổ chức đa dạng, hợp lý; Nguồn lực tài chính ổn định, đảm bảo các yêu cầu chi phí cho HĐGD theo chuẩn; Chính sách nội bộ (quy chế chi tiêu nội bộ) có tính khuyến khích, ưu đãi đối với GV, NV, LLGD, HS có thành tích trong GD.

Ngày nay Đảng, Nhà nước có chủ trương xã hội hóa giáo dục, Hiệu trưởng phải biết tận dụng cơ hội này để tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác GDĐĐ,

phải làm cho các bậc phụ huynh và xã hội có nhận thức đúng đắn về công tác GDĐĐ để họ nhiệt tình ủng hộ, đóng góp xây dựng trường theo tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm hay nhân dân làm nhà nước hỗ trợ.

1.4.6. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 38 - 39)