Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 61 - 65)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục

đó, nội dung Giáo dục bảo vệ bảo vệ môi trường sinh thái; Giáo dục cách phòng chống các tệ nạn xã hội; Lòng kính trọng ông bà, cha mẹ, lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi; Đấu tranh vì lợi ích dân tộc, hoà bình thế giới, ổn định dân chủ và phát triển bền vững được các ý kiến cho là quan trọng nhất. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến việc quản lý thực hiện các nội dung này.

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT dục đạo đức cho học sinh THPT

Để tìm hiểu thực trạng quản lý các phương pháp giáo dục GDĐĐ học sinh THPT thành phố Tam Kỳ, chúng tôi tiến hành khảo sát 128 người đối với giáo viên và CBQL với câu hỏi: “xin anh/chị vui lòng cho biết ở nhà trường quý anh/chị đang công tác đã sử dụng các phương pháp giáo dục dưới đây ở mức độ nào trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh?”

Bảng 2.14. Kết quả thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDĐĐ học sinh

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn không thường

xuyên; 2-không TX; 3- ít TX; 4-TX; 5- rất TX) Mức độ thực hiện (1-kém; 2-yếu; 3-T.bình; 4- khá; 5- tốt) 1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X 1 Hướng dẫn GV, các lực lượng tham gia GD đạo đức cho học sinh lựa chọn PP/HTTC HĐGD đạo đức phù hợp với nội dung GD

0 0 0 9 119 4.9 0 0 0 11 117 4.9

2 Chỉ đạo GV, các lực lượng tham gia GD, HS sử dụng đa dạng các PPGD, HTTC giáo dục tích cực; chủ động đổi mới PP/HTTC HĐGD

0 0 0 11 117 4.9 0 0 0 14 114 4.9

3 PP/HTTC HĐGD của GV, các lực lượng tham gia GD đạo đức cho học sinh hướng đến giáo dục phẩm chất, năng lực người học

0 0 0 10 118 4.9 0 0 0 18 110 4.9

4 GV, các lực lượng tham gia GD đạo đức cho học sinh lựa chọn PP/HTTC HĐGD đạo đức trên cơ sở căn cứ đặc điểm, tâm sinh lý của học sinh

0 0 0 12 116 4.9 0 0 1 15 112 4.9

5 Các PP/HTTC HĐGD đạo đức cho học sinh được lựa chọn phù hợp với điều kiện của nhà trường và cộng đồng (CSCV, thiết bị, môi trường GD, …)

0 0 0 8 119 4.9 0 0 2 36 89 4.7

Mức độ trung bình (X ) 4.9 4.8

Qua kết quả khảo mức độ quan trọng trong việc quản lý phương pháp GDĐĐ học sinh chủ yếu ở mức rất quan trọng với điểm TB 4.9. Mức độ thực hiện trong việc quản lý các phương pháp GDĐĐ học sinh có sự giảm nhẹ so với mức độ quan trọng. Sự lựa chọn mức độ thực hiện tốt chiếm đa số với điểm TB 4.8. Điều này phản ánh đúng thực tế ở các nhà trường. Thực tế hiện nay các nhà trường thường tập trung đầu tư về chất lượng giáo dục mặt học tập, kỹ năng nhiều hơn về chất lượng đạo đức cho học sinh do đó cần thiết phải có sự điều chỉnh hài hòa, cân bằng giữa quản lý học tập và quản lý đạo đức để chất lượng giáo dục toàn diện đạt được kết quả như mong đợi.

Các kết quả khảo sát cho thấy giáo dục GDĐĐ cho học sinh THPT ở các trường hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các phương pháp quen thuộc, dễ thực hiện cho học

sinh. Do đó, tính thuyết phục còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới phương pháp giáo dục GDĐĐ cho học sinh hiện nay theo hướng biến quá trình GDĐĐ cho học sinh thành quá trình tự GDĐĐ cho học sinh, tăng cường các điều kiện cần thiết để học sinh có thể thực hành những chuẩn mực đạo đức đã được học vào trong cuộc sống hằng ngày.

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý các hình thức GDĐĐ học sinh

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ thường xuyên (1-Hoàn toàn không thường xuyên; 2-không TX; 3-ít TX; 4-TX; 5- rất TX) Mức độ thực hiện (1-kém; 2-yếu; 3-T.bình; 4- khá; 5- tốt) 1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X 1 GDĐĐ thông qua các

buổi sinh hoạt dưới cờ 0 0 0 24 104 4.8 0 0 0 25 103 4.8

2 GDĐĐ thông qua môn

học Giáo dục công dân 0 0 0 15 113 4.9 0 0 7 16 105 4.8

3 GDĐĐ thông qua môn

học khác 0 0 6 47 75 4.5 0 0 35 33 60 4.2 4 GDĐĐ thông qua học tập các Nghị quyết của Đảng, đoàn thể 0 0 0 31 97 4.8 0 0 1 15 112 4.9 5

GDĐĐ thông qua các tiết sinh hoạt của GVCN, buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn

0 0 0 18 110 4.9 0 0 3 15 110 4.8

6

GDĐĐ thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lễ hội, TDTT

0 0 0 34 94 4.7 0 0 3 20 105 4.8

7

GDĐĐ thông qua các hoạt động xã hội, lao động, từ thiện

0 0 20 87 21 4.0 0 2 11 24 91 4.6

8

GDĐĐ thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại, du lịch

0 2 21 96 9 3.9 0 3 47 52 26 3.8

9

GDĐĐ thông qua hoạt động giáo dục truyền thống thông qua các chủ điểm. 0 0 0 29 99 4.8 0 0 4 20 103 4.8 10 GDĐĐ bằng hình thức tự rèn luyện, tu dưỡng, tự giáo dục 0 0 11 17 100 4.7 0 0 5 11 112 4.8 11 GDĐĐ thông qua các hoạt động trải nghiệm: NGLL-HN, nghiên cứu khoa học,…

0 6 10 96 16 4.0 0 0 2 18 108 4.8

Kết quả ở bảng 2.15 cho ta thấy, mức độ thường xuyên được chọn ở mức khá với điểm TB 4.5, một số ở mức tốt như thông qua hoạt động dưới cờ, hoạt động chủ điểm. Ở mức độ thực hiện loại đạt loại tốt với điểm TB 4.6. Điều này cho thấy ở một vài phương pháp như: GDĐĐ thông qua các hoạt động xã hội, lao động, từ thiện; GDĐĐ thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại, du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Các hình thức GDĐĐ cho học sinh chủ yếu thông qua các bài giảng của giáo viên dạy môn giáo dục công dân, qua các hình thức sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chi đoàn và NGLL, các buổi sinh hoạt dưới cờ; Việc GDĐĐ cho học sinh qua học tập các nghị quyết của Đảng, đoàn thể, hoạt động tham quan du lịch, hoạt động giáo dục truyền thống thông qua các chủ điểm, hoạt động xã hội, lao động, từ thiện... chưa được thường xuyên. Trong đó, đáng chú ý việc GDĐĐ cho học sinh qua các môn học khác, tự giáo dục còn chưa được chú trọng.

Trao đổi với một số CBQL, GVCN có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, chúng tôi nắm được suy nghĩ của họ về công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh như sau: Trước hết là sự phối kết hợp giữa Đảng bộ, chi bộ, BGH, hội đồng sư phạm, GVCN, Đoàn thanh niên... Các lực lượng này luôn quan tâm đến công tác giáo dục những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh qua nhiều hoạt động như: Giáo dục GDĐĐ cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt lớp, buổi chào cờ đầu tuần, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn, hoạt động tập thể qua các phong trào thi đua, các buổi hội thảo chuyên đề; Thông qua các bộ môn đặc biệt là các môn khoa học xã hội mà chủ yếu là môn GDCD, qua kết quả đánh giá rèn luyện hạnh kiểm hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và cả năm học. Trong khi đó, nhận thức và hành động của một số ít GV chưa thật đồng bộ, kinh nghiệm giáo dục của một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa nhiều, chưa hiểu hết tâm lý của học sinh, thậm chí có GV chưa thật sự gương mẫu trong giảng dạy và sinh hoạt, chưa thật sự công bằng đối với học sinh, việc nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, phê bình học sinh chưa chính xác và kịp thời.

Từ đó CBQL và GVCN có đề nghị chung là: Trong quá trình phân công GVCN cần phải cân nhắc kỹ và chỉ phân công cho các GV có kinh nghiệm trong công tác giáo dục, hiểu được tâm lý của học sinh, biết tìm hiểu được hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. GVCN phải là người có năng lực chuyên môn tốt, gương mẫu, thân thiện, gần gủi, luôn quan tâm đến công tác giáo dục GDĐĐ cho học sinh, xem công việc là một chỉ tiêu lớn để phấn đấu và rèn luyện mình, tạo được sự thương yêu, kính trọng của trò đối với GV. Các hoạt động của đoàn, hoạt động NGLL, hoạt động GDHN phải có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, hợp lý và thiết thực phù hợp với lứa tuổi của học sinh, nhằm tránh để học sinh tốn mất nhiều thời gian và công sức vào các hoạt động đó mà không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta cần chú ý đổi mới công tác quản lý các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các bộ môn học và các hoạt động khác trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

2.4.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 61 - 65)