7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Mục tiêu ở các biện pháp của luận văn là phải giải quyết được các vấn đề bức thiết của thực tiễn quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Tp Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Vấn đề bức thiết đặt ra đối với các trường THPT trên địa bàn Tp.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hiện nay là:
Cần có cơ chế, chính sách phù hợp với sự phát triển của các trường THPT trong sự phát triển kinh tế, xã hội của Tp. Tam Kỳ và của trung tâm tỉnh lị Quảng Nam.
Cần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên, tăng cường CSVC, tăng cường công tác quản lý góp phần nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đạo đức HS THPT.
Các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ học sinh THPT cần phải hướng tới mục đích chung của giáo dục là chất lượng toàn diện của học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Trên cơ sở những xu hướng chung của thế giới, công tác GDĐĐ hướng tới những giá trị và hành vi đạo đức mới phù hợp với thực tiễn của đất nước, góp phần đưa nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Vì vậy, toàn bộ hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng phải hướng đến xây dựng được sự vững mạnh mọi mặt của nhà trường, mà trước tiên phải tạo được sự chuyển biến tích cực về mặt đạo đức. Muốn vậy, Hiệu trưởng phải tập trung quản lý công tác GDĐĐ học sinh với các biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng GDĐĐ học sinh nói riêng trong tình hình mới.