Thực trạng mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 49 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT

Để tìm hiểu về thực trạng mục tiêu GDĐĐ học sinh trong các trường THPT thành phố Tam Kỳ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát khảo sát 397 người gồm: 113 GV, 15 CBQL, 71 CMHS, 198 HS THPT trên địa bàn bằng phiếu thăm dò với câu hỏi sau: “xin anh/chị cho biết, các mục tiêu GDĐĐ cho học sinh nào dưới đây đã được trường thực hiện?” Kết quả thống kê ở Bảng 2.5

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ học sinh THPT.

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn không quan

trọng; 2-không QT; 3- ít QT; 4-QT; 5- rất QT) Mức độ thực hiện (1-kém; 2-yếu; 3-T.bình; 4-khá; 5- tốt) 1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X

1 Giáo dục tình yêu tổ quốc, yêu quê hương đất nước và truyền thống tốt

đẹp của dân tộc Việt Nam 0 0 0 0 397 5.0 0 0 34 65 298 4.7

2 Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản,

tinh thần hợp tác và cùng chia sẻ 0 0 0 124 273 4.7 0 0 92 189 116 4.1

3 Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương

thân tương ái 0 0 12 118 267 4.6 0 0 53 191 153 4.3

4 Giáo dục lối sống văn hóa, hòa đồng, tình bạn trong sáng lành mạnh

0 0 1 72 324 4.8 0 0 62 152 183 4.3

5 Giáo dục ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện và trong lao động sản xuất

0 0 2 81 314 4.8 0 0 15 56 326 4.8

6 Giáo dục pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, các quy định nơi công cộng và nội quy của nhà trường

0 0 0 135 262 4.7 0 0 21 33 343 4.8

7 Giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết về chính trị, đạo đức, văn hóa và xã hội

0 0 0 113 284 4.7 0 0 22 41 334 4.8

8 Giáo dục nhằm hình thành những chuẩn mực đạo đức của xã hội, có thái độ đúng đắn, có niềm tin đối với bản thân và mọi người.

0 0 0 98 299 4.8 0 0 13 52 332 4.8

Mức độ trung bình (X ) 4.8 4.6

Qua kết quả khảo sát thực trạng mục tiêu GDĐĐ cho học sinh, hầu hết đều chọn mức độ quan trọng và rất quan trọng, chỉ có một số rất ít lựa chọn mức độ ít quan trọng với số lượng dưới 5 người và các nội dung này rơi vào sự lựa chọn của các cha mẹ học sinh ở một vài nội dung như: Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần hợp tác và cùng chia sẻ, Giáo dục lối sống văn hóa, hòa đồng, tình bạn trong sáng lành mạnh, Giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết về chính trị, đạo đức, văn hóa và xã hội. Về mức độ thực hiện, đa số chọn ở mức độ khá, tốt, một số lựa chọn ở mức độ thực hiện trung bình, không có mức độ yếu, kém. Điều này phản ánh thực tế ở một vài trường, hay một vài nội dung trong mục tiêu GDĐĐ học sinh nhà trường chưa thật sự quan tâm đúng mức như: Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần hợp tác và cùng chia sẻ, Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Vì vậy các nhà trường cần phải tập trung tuyên truyền và tổ chức các nội dung này dưới nhiều hình thức khác nhau để đạt được mục tiêu GDĐĐ học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 49 - 51)