7. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT
Hoạt động GDĐĐ cho học sinh sẽ không thành công nếu thiếu vắng lực lượng tham gia vào quá trình GDĐĐ cho học sinh. Đây là lực lượng quan trọng, quyết định sự thành công của hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Lực lượng này bao gồm hai bộ phận:
Lực lượng trong nhà trường: bao gồm Tổ chức Đảng trong nhà trường, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ chức khác trong nhà trường, quý thầy cô giáo được phân công phụ trách hoạt động GDĐĐ học sinh, Hội cha mẹ học sinh và cha mẹ học sinh. Đây là lực lượng chính mang tính quyết định.
Tổ chức Đảng trong nhà trường quyết định các chủ trương GDĐĐ cho học sinh, chỉ đạo chính quyền thực hiện các chủ trương đó.
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các chủ trương của đảng về GDĐĐ cho học sinh.
Các Phó hiệu trưởng là người thực hiện các nội dung mà Hiệu trưởng phân công GDĐĐ cho học sinh.
Công đoàn nhà trường có trách nhiệm động viên các đoàn viên công đoàn tích cực tham gia theo chủ trương của Đảng, của chính quyền về hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
Đoàn TNCS Hồ chí Minh có trách nhiệm tuyên truyền cho các đoàn viên, thanh niên trong nhà trường thực hiện tốt các quy định của ngành, của nhà trường về hoạt
động GDĐĐ cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là lực lượng chính trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Giáo viên bộ môn thực hiện việc GDĐĐ cho học sinh thông qua các môn học mà giáo viên đó phụ trách, góp phân chuyển tiếp các nội dung GDĐĐ cho học sinh mà nhà trường đã xây dựng trong từng năm học.
Lực lượng ngoài nhà trường: Hội chữ thập đỏ địa phương, Hội khuyến học địa phương, Hội phụ nữ, công an, đơn vị kết nghĩa, chính quyền các cấp…
1.3.5. Điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Phương tiện, điều kiện truyền thống: bằng lời nói, sách, báo, truyện, phim ảnh; Phương tiện, điều kiện kỹ thuật hiện đại: máy chiếu, máy tính, điện thoại thông minh, internet, mạng xã hội; Cơ sở vật chất nhà trường: Phòng học, thí nghiệm thực hành, sân trường, khuôn viên, vườn hoa, cây cảnh nhà trường; Cơ sơ vật chất ngoài nhà trường thuộc nhà nước quản lý: bảo tàng, khu di tích lịch sử, khu tưởng niệm, tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ, nhà văn hóa; Cơ sở vật chất khác trong cộng đồng: cơ quan, xí nghiệp, nông trại, nông trường, công trường; Các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, các tấm gương hiếu học.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục. Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáo dục. Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo dục thì các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục. Hiện nay khi tiệm cận với chương trình giáo dục 2018 các hoạt động trải nghiệm sẽ chiếm ưu thế và được chú trọng nhiều hơn, hơn thế nữa các hoạt động này đã khắc phục công thức giáo dục trước đây đó là: 2 - 2; 4 – 4. Do đó cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện thiết yếu phải đảm bảo để tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trải nghiệm này. Chính vì vậy một trong những nội dung của hoạt động GDĐĐ là phải thường xuyên có kế hoạch bố trí, sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và GDĐĐ cho học sinh.
Môi trường sư phạm với sự thể hiện của các giá trị đạo đức tiêu biểu của xã hội, với các mối quan hệ mang tính chất đạo đức sâu sắc giữa thầy cô giáo, CBVC, giữa cha mẹ học sinh và học sinh là điều kiện tinh thần không thể thiếu cho sự thành công của công tác GDĐĐ. Xây dựng môi trường sư phạm tích cực về đạo đức là điều kiện căn bản cho sự thành công của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.