Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Năng lực của cán bộ quản lý

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn; người đứng đầu các tổ chức đoàn thể…) có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh. Trong đội ngũ cán bộ quản lý thì Hiệu trưởng có vai trò rất lớn trong việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Năng lực quản lý của Hiệu trưởng quyết định hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh toàn trường.

Năng lực của đội ngũ tham gia vào quá trình GDĐĐ học sinh

Năng lực của đội ngũ tham gia vào quá trình GDĐĐ học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh. Đội ngũ này cần có kiến thức chuyên môn sâu về giáo dục đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao, hét lòng yêu thương học sinh thì việc giáo dục mới đem lại hiệu quả như mong đợi.

Tiểu kết chương 1

Đạo đức, giáo dục đạo đức, hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh là những vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục và quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành viên trong xã hội. GDĐĐ nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Có thể khẳng định rằng, GDĐĐ cho học sinh là một bộ phận quan trọng, là nền tảng của giáo dục trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Mục tiêu của GDĐĐ là hình thành nên những phẩm chất đạo đức mới cho học sinh, trên cơ sở có nhận thức tình cảm, thái độ, hành vi đạo đức con người mới phù hợp với sự phát triển của xã hội. Nội dung của GDĐĐ là góp phần hướng tới sự phát triển con người, phát triển nhân cách của từng học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Muốn đạt được mục tiêu và nội dung GDĐĐ học sinh, mỗi trường học, mỗi cơ sở giáo dục phải áp dụng được một hệ thống các phương pháp GDĐĐ thích hợp, phù hợp với đối tượng và thực tế ở đơn vị. Chúng ta phải thấy rằng giáo dục đức dục cũng có thể xem khó hơn trí dục vì GDĐĐ không có giáo án sẵn, đây là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Chất lượng và hiệu quả của GDĐĐ nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan của công tác giáo dục, trong đó quản lý là nhân tố then chốt vì nó liên kết và thống nhất tất cả các nhân tố theo một mục tiêu nhất định.

Quản lý công tác GDĐĐ phải được Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo xây dựng phương pháp, hình thức và các điều kiện khác, đồng thời lựa chọn những nội dung giáo dục phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã định. Quá trình đó được đưa vào nề nếp tiến hành một cách thường xuyên; với nhiều con đường, hình thức, biện pháp khác nhau nhưng phải đáp ứng được mục tiêu chung của giáo dục, phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, đơn vị. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng của việc quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh thì phải dựa trên hai yếu tố đó là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Để xác lập được cơ sở lý luận GDĐĐ đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức vững chắc về lý luận giáo dục, về gia đình, xã hội và kỹ năng giao tiếp. Đồng thời, đòi hỏi người lãnh đạo và người làm công tác GDĐĐ cho học sinh phải nắm vững mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục; phải hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi học sinh THPT. Để làm tốt công tác giáo dục tổng thể nói chung, GDĐĐ nói riêng, người Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tấm gương ấy phản chiếu cho được bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống giản dị, tâm hồn cao đẹp, kiến thức uyên thâm đối với thế hệ trẻ.

Để quản lí tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, người CBQL cần nắm vững lí luận về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý gồm xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thực hiện thuận lợi, hợp lí, khoa học cần đảm bảo tốt các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Làm rõ và đánh giá thực trạng GDĐĐ và thực trạng quản lý GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để làm căn cứ thực tiễn khi đề xuất các biện pháp trong quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác GDĐĐ cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Nhận thức của học sinh, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý về hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT.

Thực trạng hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra, trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin, đánh giá thực trạng GDĐĐ và quản lý GDĐĐ học sinh THPT ở địa bàn nghiên cứu; Quan sát, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia… nhằm tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ quản lý và những người làm công tác giáo dục ở các trường THPT.

Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý kết quả khảo sát

2.1.4. Tổ chức khảo sát thực trạng

Mẫu khảo sát bằng phương pháp điều tra bảng hỏi

Theo các phụ lục đính kèm từ phụ lục 1 đến phụ lục 6.

Cách thức thu thập các dữ liệu, thông tin hỗ trợ

Sử dụng phương pháp điều tra, trưng cầu ý kiến (trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống Google sheet, goole from, goole biểu mẫu …) để thu thập thông tin, đánh giá thực trạng GDĐĐ và quản lý GDĐĐ học sinh THPT ở địa bàn nghiên cứu; Quan sát, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia… nhằm tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ quản lý và những người làm công tác giáo dục ở các trường THPT.

Để thực hiện việc thu thập các dữ liệu, thông tin hỗ trợ, đề tài tiến hành khảo sát tại 05 trường THPT công lập trong 3 năm gần đây tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đề tài tập trung khảo sát 113 GV, 15 CBQL, 71 CMHS, 198 HS THPT công lập trên địa bàn và đại diện một số tổ chức xã hội trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các dữ liệu khảo sát.

Quy ước cách thức xử lý số liệu

Quy trình khảo sát như sau: xây dựng các mẫu phiếu điều tra, biên bản phỏng vấn, biên bản quan sát; thử nghiệm bộ công cụ điều tra. Việc khảo sát thực hiện theo tiến trình: phát phiếu (trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hệ thống Google Sheet, goole form, goole biểu mẫu), phỏng vấn, thu thập số liệu, tính giá trị trung bình cho từng mức độ.

Trong mẫu phiếu điều tra có 5 mức lựa chọn tăng dần được mã hóa là 1, 2, 3, 4, 5 điểm với 1 là mức điểm thấp nhất (min), tăng dần đến 5 điểm là mức cao nhất (max). Xử lý, thống kê số liệu các phiếu điều tra theo điểm trung bình, có xếp hạng.

Điểm trung bình (ĐTB): ĐTB = x = N 1   5 1 i i in x

Trong đó, xi là điểm được cho ứng với từng mức độ, xi {1,2,3,4,5}.

ni là số người cho điểm ứng với từng mức độ xi; N là tổng số người cho trả lời cho từng câu hỏi.

Xây dựng thang đo cho từng mức độ theo công thức: r = ( max - min) : 5 = ( 5 - 1 ) : 5 = 0.8. Theo đó ta có bảng thang đo mức độ như sau:

Điểm Điểm TB Định khoảng

Mức độ quan trọng/thường xuyên/cấp thiết (Mức độ QT/TX/CT)

Mức độ thực hiện

1 Từ 1 đến 1.8 Hoàn toàn không QT/TX/CT Kém

2 Từ 1.9 đến 2.6 Không QT/TX/CT Yếu

3 Từ 2.7 đến 3.4 Ít QT/TX/CT Trung bình

4 Từ 3.5 đến 4.2 QT/TX/CT Khá

5 Từ 4.3 đến 5.0 Rất QT/TX/CT Tốt

Sử dụng các phép toán để thống kê, tổng hợp và xử lý các số liệu thu thập được.

2.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội, Giáo dục Đào tạo của Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Điều kiện tự nhiên

Tam Kỳ là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Đông giáp biển Đông; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà khoảng 30 km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km, gắn với QL1A, QL40 (đường Nam Quảng Nam) và kết nối với hệ thống giao thông quốc gia gồm đường sắt, đường bộ, hàng không, đặc biệt Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối các huyện miền biển, trung du, đồng bằng và duyên hải, gắn kết với các tỉnh Tây Nguyên, Lào.

Hiện nay, thành phố Tam Kỳ gồm 13 đơn vị xã, phường (9 phường, 04 xã đó là: Phường Tân Thạnh, Hòa Thuận, An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, An Phú, Trường Xuân và xã Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh)

Thành phố Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. Địa hình có dạng đồi thấp, và đồng bằng được hình thành do bồi tích sông, biển và quá trình rửa trôi. Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông, địa hình toàn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang.

Thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm 70-75% cả năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này đạt 400mm, tháng 10 lớn nhất: 434mm.

Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 25-30% cả năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này chỉ đạt 25mm, tháng 3 có lượng mưa nhỏ nhất trong năm: 12mm.

Sông Tam Kỳ: Là hợp lưu của 10 con sông suối nhỏ, bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây, chảy theo hướng Tây - Đông xuống dòng chính tại Xuân Bình - Phú Thọ, xã Tam Trà, huyện Núi Thành, rồi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy ra cửa An Hòa (Núi Thành). Diện tích lưu vực khoảng 800km2. Do nằm trong vùng nhiều mưa, rừng đầu nguồn ít bị tàn phá nên dòng chảy tương đối điều hòa theo mùa. Lưu lượng lớn nhất của sông Tam kỳ là 20,7m3/s.

Sông Bàn Thạch: Là sông lớn nhất chảy qua thành phố Tam Kỳ, chảy từ phía Tây sang phía Đông của thành phố. Sông Bàn Thạch hợp lưu với sông Tam Kỳ tại khu vực phía Đông Thành phố, tạo thành sông Trường Giang dài 12km trước khi đổ ra biển. Lưu lượng lớn nhất của sông Bàn Thạch là 96,6m3/s.

Ngoài hai hệ thống sông trên, Tam Kỳ còn có sông Trường Giang là sông nước mặn và nước lợ chạy sát biển nối cửa An Hòa với cửa Đại - Hội An, khi lũ lớn chỉ ảnh hưởng tràn bờ vùng sát ven sông có cao độ nền <2,5m.

Sông Trường Giang không có thượng lưu và hạ lưu, chạy ngang, song song với bờ biển Quảng Nam. Sông dài trên bảy chục cây số, nối hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn ở phía Bắc với hạ lưu hệ thống sông Tam Kỳ - An Tân ở phía Nam. Nguồn

nước của Trường Giang được thu nhận từ hai hệ thống sông này. Nguồn nước nữa, đó là thủy triều lên xuống đổ vào và rút ra ở các cửa sông. Ở hai đầu Bắc và Nam, sông đều thông với biển. Phía Bắc, Trường Giang gặp Thu Bồn rồi cùng ra biển qua Cửa Đại. Phía Nam, Trường Giang hòa với sông Tam Kỳ, An Tân rồi đổ ra biển thông qua Cửa Lở và cửa An Hòa.

Hồ chứa nước Phú Ninh nằm cách Tam Kỳ khoảng 7km điều hòa dòng chảy sông Tam Kỳ. Hồ này là nguồn cung cấp nước cho khu vực đô thị Tam Kỳ và cho các hoạt động thuỷ lợi. Dung tích hồ W = 362x106 m3.

Kinh tế - xã hội

Các ngành kinh tế ở Tam Kỳ hiện nay đang phát triển theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp giảm dần, tỷ lệ nông nghiệp giảm. Những năm qua, cơ cấu kinh tế TP.Tam Kỳ chuyển dịch khá nhanh và tăng mạnh theo hướng thương mại - dịch vụ và công nghiệp . Tốc độ tăng trưởng hàng năm của hai ngành này luôn đạt từ 25 - 28%.

Cụm công nghiệp Trường Xuân đã được đầu tư hoàn chỉnh một phần, cảng cá Tam Phú đã được đầu tư đi vào hoạt động ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Các lĩnh vực may mặc, chế biến đồ gỗ, cơ khí, điện máy tiếp tục phát triển. Các làng nghề và sản phẩm truyền thống như: Trà, tàu thuyền, bún, chiếu cói.. tiếp tục phát triển ổn định. Có những thương hiệu đã được khẳng định như: Trà Mai Hạc, bún Phương Hòa, chiếu cói Thạch Tân.vv...Ở Tam Kỳ đã hình thành một số sản phẩm mới như tranh tre, có sức thu hút khách hàng. Bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh rau sạch, hoa, cây cảnh ở một số xã vùng ven của thành phố. Nghề nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy, hải sản ở các xã ven biển phát triển khá mạnh.

Trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có ý nghĩa giáo dục truyền thống và tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài tỉnh như: Địa đạo Kỳ Anh, Tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, Văn Thánh Khổng Miếu, khu di tích lịch sử Rừng cây mang tên Bác Hồ, Phủ đường Tam Kỳ, di tích lịch sử cách mạng Chi bộ Đồng, tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng, Khu di tích lịch sử Núi Chùa, Mộ cụ Thuyết. v v... Hiện nay, trên địa bàn Thành phố đã có 21 di tích được công nhận là di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh. Đến Tam Kỳ, nhiều du khách đã thật sự bị thu hút bởi những điểm du lịch thật đẹp và thơ mộng như: Rừng Cừa, cây sưa vàng ven sông; bãi biển Tam Thanh, đồi An Hà, bãi sậy sông Đầm, v v...

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 40)