Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức

Để tìm hiểu việc sử dụng các phương pháp giáo dục GDĐĐ học sinh THPT thành phố Tam Kỳ, chúng tôi tiến hành khảo sát 326 người gồm: 113 GV, 15 CBQL, 198 HS THPT trên địa bàn với câu hỏi: “xin anh/chị vui lòng cho biết ở nhà trường quý anh/chị đã sử dụng các phương pháp giáo dục nào dưới đây trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh?”

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp GDĐĐ học sinh

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn không quan trọng; 2-không QT; 3-ít QT; 4-QT; 5- rất QT) Mức độ thực hiện (1-kém; 2-yếu; 3-T.bình; 4- khá; 5- tốt) 1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X 1 Phương pháp đàm thoại,

thuyết trình, giảng giải 0 0 0 167 230 4.6 0 0 5 54 338 4.8

2 Phương pháp kể chuyện 0 3 302 87 6 3.2 0 0 44 101 252 4.5

3 Phương pháp đóng vai, sân

khấu hóa 0 37 326 33 1 3.0 0 0 149 115 133 4.0

4 Phương pháp nêu gương 0 0 4 148 245 4.6 0 0 61 100 237 4.4

5 Phương pháp giao việc, hoạt

động nhóm 0 0 94 247 56 3.9 0 0 69 124 204 4.3

6 Phương pháp tham quan, thực tế, trải nghiệm, ngoại khóa 1 170 153 67 6 2.8 0 4 231 96 67 3.6 7 Phương pháp tập luyện, rèn luyện 0 0 0 21 376 4.9 0 0 2 53 342 4.9 8 Phương pháp trò chơi 1 108 239 17 32 2.9 0 11 155 164 67 3.7 9 Phương pháp dự án 55 154 185 2 0 2.3 0 15 338 40 4 3.1

10 Phương pháp khen thưởng,

trách phạt tích cực 0 0 10 205 182 4.4 0 0 12 50 335 4.8

11 Phương pháp lồng ghép các

môn học trên lớp 0 0 3 112 282 4.7 0 0 18 204 175 4.4

Mức độ trung bình (X ) 3.8 4.2

Qua kết quả khảo mức độ quan trọng cho các phương pháp GDĐĐ học sinh, sự lực chọn rất đa dạng, các lựa chọn quan trọng và rất quan trọng tập trung vào 06 phương pháp đó là: phương pháp đàm thoại, thuyết trình, giảng giải, phương pháp nêu gương, phương pháp giao việc, hoạt động nhóm, phương pháp khen thưởng, trách phạt tích cực, phương pháp lồng ghép các môn học trên lớp. Ở 05 nhóm phương pháp còn lại đặc biệt là phương pháp dự án số lượng chọn mức độ không quan trọng và ít quan trọng rất cao. Điểm TB cho các phương pháp GDĐĐ học sinh cũng rất đa dạng. Sự lựa chọn mức độ thực hiện khá, tốt chiếm số lượng tương đối cao, bên cạnh đó 02 phương pháp Phương pháp tham quan, thực tế, trải nghiệm, ngoại khóa, Phương pháp dự án trong đó Phương pháp dự án điểm TB thấp nhất 3.1. Điều này phản ánh đúng thực tế ở các nhà trường. Trong điều kiện hiện nay chỉ có trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm thì việc thực hiện 02 phương pháp đó là Phương pháp tham quan, thực tế, trải nghiệm, ngoại khóa, Phương pháp dự án là tốt nhất, còn các trường THPT còn lại trên địa bàn Tp Tam Kỳ chưa đủ điều kiện để thực tốt 02 phương pháp này.

Các kết quả khảo sát cho thấy giáo dục GDĐĐ cho học sinh THPT ở các trường hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các phương pháp quen thuộc, dễ thực hiện cho học sinh. Do đó, tính thuyết phục còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới phương pháp

giáo dục GDĐĐ cho học sinh hiện nay theo hướng biến quá trình GDĐĐ cho học sinh thành quá trình tự GDĐĐ cho học sinh, tăng cường các điều kiện cần thiết để học sinh có thể thực hành những chuẩn mực đạo đức đã được học vào trong cuộc sống hằng ngày.

Để nắm được thực trạng của việc sử dụng các hình thức GDĐĐ cho học sinh, chúng tôi khảo sát đối với 113 GV, 15 CBQL, 71 CMHS, 198 HS THPT trên địa bàn bằng câu hỏi: “Xin anh/chị cho biết ở nhà trường nơi mình đang công tác đã sử dụng các hình thức tổ chức GDĐĐ dưới đây như thế nào?”.

Bảng 2.8. Các hình thức tổ chức GDĐĐ cho học sinh

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn không quan trọng; 2-không QT; 3-ít QT; 4-QT; 5- rất QT) Mức độ thực hiện (1-kém; 2-yếu; 3-T.bình; 4- khá; 5- tốt) 1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X

1 GDĐĐ thông qua các buổi

sinh hoạt dưới cờ 0 0 0 103 294 4.7 0 0 0 45 352 4.9

2 GDĐĐ thông qua môn học

Giáo dục công dân 0 0 0 87 310 4.8 0 0 48 98 251 4.5

3 GDĐĐ thông qua môn học

khác 0 0 222 114 61 3.6 0 0 149 127 121 3.9

4 GDĐĐ thông qua học tập các Nghị quyết của Đảng, đoàn thể

0 0 299 87 11 3.3 0 0 216 100 82 3.7

5 GDĐĐ thông qua các tiết sinh hoạt của GVCN, buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn

0 0 0 69 328 4.8 0 0 29 50 318 4.7

6 GDĐĐ thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lễ hội, TDTT

2 9 365 20 1 3.0 0 2 36 71 289 4.6

7 GDĐĐ thông qua các hoạt động xã hội, lao động, từ thiện

17 195 152 32 2 2.5 0 0 179 148 70 3.7

8 GDĐĐ thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại, du lịch

71 193 132 1 0 2.2 0 140 231 21 6 2.7

9 GDĐĐ thông qua hoạt động giáo dục truyền thống thông qua các chủ điểm.

0 0 8 310 78 4.2 0 0 32 45 320 4.7

10 GDĐĐ bằng hình thức tự rèn luyện, tu dưỡng, tự giáo dục

0 0 5 340 52 4.1 0 0 12 50 335 4.8

11 GDĐĐ thông qua các hoạt động trải nghiệm: NGLL- HN, nghiên cứu khoa học,…

0 0 3 301 93 4.2 0 0 30 79 288 4.6

Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy, các hình thức GDĐĐ cho học sinh chủ yếu thông qua các bài giảng của giáo viên dạy môn giáo dục công dân, qua các hình thức sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chi đoàn và NGLL, các buổi sinh hoạt dưới cờ. Việc GDĐĐ cho học sinh qua học tập các nghị quyết của Đảng, đoàn thể, hoạt động tham quan du lịch, hoạt động giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động xã hội, lao động, từ thiện, tham quan, du lịch... chưa được thường xuyên trong đó, đáng chú ý việc GDĐĐ cho học sinh qua các môn học khác, tự giáo dục còn chưa được chú trọng. Đánh giá mức độ thực hiện, qua kết quả bảng 2.8 ta thấy mức độ đánh giá ở mức khá với điểm TB 4.3, mức độ trung bình rơi vào các hoạt động xã hội, lao động, từ thiện, tham quan, du lịch. Đối với hình thức GDĐĐ thông qua các môn học khác cũng được đánh giá không cao với điểm TB 3.9. Mức độ thực hiện yếu rơi vào hoạt động tham quan, du lịch với điểm TB 2.7 điều này phản ánh các nhà trường THPT ít chú trọng đến hoạt động giáo dục ngoài khuôn viên nhà trường. Vì vậy các nhà trường cần chú ý phát huy tốt hơn nữa các hình thức giáo dục ngoài khuôn viên của nhà trường nhằm giúp học sinh có cái nhìn thực tế hơn trong hiệu quả GDĐĐ trong tình hình mới, phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục 2018 đó là nâng cao các hoạt động trải nghiệm trong công tác giáo dục toàn diện học sinh.

2.3.4. Thực trạng lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)