Biện pháp 6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 90 - 92)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Biện pháp 6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong

trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Gia đình và xã hội là môi trường vun đắp, nuôi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành giá trị đạo đức cho học sinh. Đổi mới là cần sớm khắc phục tình trạng GDĐĐ cho học sinh hiện nay hầu như được giao phó chủ yếu cho nhà trường. Mà tấm gương đạo đức của cha mẹ, người thân trong gia đình luôn có tác dụng giáo dục vô

cùng to lớn, hiệu quả hơn ngàn vạn cuốn sách về đạo đức cho dù học sinh đã được học thuộc. Việc nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ của người hiệu trưởng. Công tác GDĐĐ muốn đạt hiệu quả đòi hỏi nhà trường phải luôn kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương trong việc thống nhất các quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục và cùng nhau phối hợp tiến hành các hoạt đ ng GDĐĐ cho học sinh. Phụ huynh và xã hội phải thống nhất với nhà trường về các biện pháp giáo dục. Nhà trường và các thầy c giáo áp dụng các biện pháp để giáo dục phải vì sự tiến bộ của con em, vì tình thương và trách nhiệm.

Nội dung và cách thực hiện

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính chỉ đạo, tổ chức quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Hiệu trưởng phân công cho phó hiệu trưởng xây dựng cơ chế phối hợp, quy định vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Xây dựng kế hoạch hành động để làm cho Ban đại diện hội CMHS cũng như chi hội các lớp thực sự vững mạnh: Xây dựng quy chế hoạt động của Hội cha mẹ học sinh thực sự khoa học, hiệu quả; Thường xuyên duy trì sinh hoạt Hội, thiết lập mối quan hệ thường xuyên với các chi hội, các lớp để kịp thời theo dõi tình hình học sinh, nắm được thông tin hai chiều để có biện pháp giáo dục học sinh.

Các tổ chức xã hội có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể phối hợp hành động với nhà trường theo chức năng nhiệm của mình trong việc huy động sức mạnh tổng hợp các cấp, ban ngành và toàn nhân dân tham gia vào việc giáo dục đạo đức, đạo đức HS.

Đối với các Chi hội khuyến học phối hợp hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại khối phố; Thông báo kịp thời các tiêu chí xét, cấp học bổng cho các học sinh đạt giải trong các cuộc thi cấp tỉnh.

Đối với lực lượng an ninh, trật tự phường, khối phố phối hợp thường xuyên với Ban giám hiệu thông tin kịp thời những trường hợp vi phạm an toàn giao thông, những trường hợp vi phạm pháp luật, trật tự xã hội. Kiểm tra thường xuyên các trường hợp học sinh ở trọ tại khu vực khối phố mà lực lượng mình phụ trách về việc chấp hành các quy định của nhà nước về an ninh trật tự, an toàn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh….

Đối với Chi hội phụ nữ phường, khối phố thường xuyên thông tin cho các học sinh nữ về các chương trình sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới tính, hạnh phúc gia đình…

trên địa bàn và nhà trường bàn về công tác GDĐĐ, trao đổi kinh nghiệm và phổ biến, tuyên truyền những kiến thức cần thiết cho các ban ngành để giáo dục con em. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm lập Kế hoạch, chuẩn bị nội dung cuộc họp, các số liệu thống kê, báo cáo cần thiết về kết quả giáo dục đạo đức của học sinh trong nhà trường để báo cáo trước hội nghị.

Duy trì cơ chế phối hợp thực hiện thường xuyên và đều đặn giữa nhà trường và gia đình trong từng tháng, học kỳ và trong cả năm học.

Thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều giữa gia đình, nhà trường và các lực lựng giáo dục khác. Các thông tin phải chính xác để kịp thời kết hợp nhắc nhở giáo dục cũng như ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc ở học sinh.

Điều kiện thực hiện

Điều kiện về cơ sở vật chất

Trang bị đầy đủ hệ thống các địa chỉ liên lạc giữa các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh trong và ngoài nhà trường.

Điều kiện tài chính

Đảm bảo kinh phí để tổ chức các buổi họp, giao lưu, gặp gỡ với các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh trong và ngoài nhà trường.

Điều kiện về con người

Hiệu trưởng phân công cụ thể cho các thành viên phụ trách các đầu mối, thường xuyên liên hệ với các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh trong và ngoài nhà trường.

Điều kiện về chính sách

Nghiên cứu việc hỗ trợ kinh phí thường xuyên để duy trì các buổi họp, giao lưu, bàn về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 90 - 92)