Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 58 - 59)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.6. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học

Để nắm được thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ học sinh, chúng tôi khảo sát đối với 113 GV, 15 CBQL, 71 CMHS trên địa bàn bằng câu hỏi: “Xin anh/chị cho biết ở nhà trường nơi mình đang công tác công tác kiểm tra, đánh giá hoạt độngGDĐĐ dưới đây ở mức độ như thế nào?”.

Bảng 2.11. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ đạo đức cho học sinh THPT

TT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn không quan

trọng; 2-không QT; 3- ít QT; 4-QT; 5- rất QT) Mức độ thực hiện (1-kém; 2-yếu; 3- T.bình; 4-khá; 5- tốt) 1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X

1 Phổ biến, quán triệt tầm quan trọng của công tác KT-ĐG đạo đức cho học sinh đến tất cả các thành viên trong lực lượng GDĐĐ học sinh 0 0 0 5 194 5.0 0 0 0 2 197 5.0 2 Sử dụng các PP KT-ĐG phổ biến như: vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận 0 0 0 70 129 4.6 0 0 0 13 186 4.9 3 Sử dụng các PP KT-ĐG theo hướng KT- ĐG phẩm chất và năng lực người học 0 0 0 31 168 4.8 0 0 0 3 196 5.0

4 Sử dụng các PP KT-ĐG theo hướng giải quyết tình huống ứng xử, quan sát với kiểm điểm hành vi, đánh giá qua nhận xét của các bên liên quan

0 0 0 52 147 4.7 0 0 22 50 127 4.5

5 Sử dụng hình thức KT-ĐG của tập thể,

cộng đồng 0 0 0 59 139 4.7 0 0 2 90 107 4.5

6 Công bố kết quả ĐG, sử dụng kết quả

ĐG, lưu trữ kết quả ĐG 0 0 0 94 105 4.5 0 0 1 22 176 4.9

7 Kiểm tra, giám sát kết quả GD đạo đức

và áp dụng các biện pháp khắc phục 0 0 0 27 172 4.9 0 0 0 19 180 4.9

Mức độ trung bình (X ) 4.8 4.8

Qua kết quả ở bảng 2.11 ta thấy: ở mức độ quan trọng, đa số được chọn tốt với điểm TB 4.8. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá GDĐĐ học sinh. Ở mức độ thực hiện hầu hết chọn lựa mức độ khá, tốt. Điều này khẳng định các nhà trường đã rất chú trọng khâu kiểm tra, đánh giá GDĐĐ học sinh. Tuy nhiên ở việc Sử dụng các PP KT-ĐG theo hướng giải quyết tình huống ứng xử, quan sát với kiểm điểm hành vi, đánh giá qua nhận xét của các bên liên quan và Sử dụng hình thức KT-ĐG của tập thể, cộng đồng thì mức độ thực hiện ở mức khá với điểm TB 4.5. Điều này chứng tỏ các nhà trường cần chú ý, ghi nhận sự tham gia, sự góp ý của các bên liên quan trong việc đề ra các quy định, quy chế đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh trong điều kiện thực tế của từng trường trên cơ sở quy định, hướng dẫn của các TT 58/2011, TT 26/2020, TT 32/2020.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 58 - 59)