Thực trạng điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 56 - 58)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.5. Thực trạng điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

THPT

Để nắm được thực trạng điều kiện để tổ chức hoạt động GDĐĐ học sinh, chúng tôi khảo sát đối với 113 GV, 15 CBQL, 71 CMHS, 198 HS THPT trên địa bàn bằng câu hỏi: “Xin anh/chị cho biết ở nhà trường nơi mình đang công tác điều kiện để tổ chức hoạt độngGDĐĐ dưới đây ở mức độ như thế nào?”.

Bảng 2.10. Thực trạng điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn không quan

trọng; 2-không QT; 3- ít QT; 4-QT; 5- rất QT) Mức độ thực hiện (1-kém; 2-yếu; 3- T.bình; 4-khá; 5- tốt) 1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X

1 Phương tiện, điều kiện truyền thống: bằng lời nói, sách, báo, truyện, phim

ảnh, … 0 0 0 170 227 4.6 0 0 0 76 321 4.8

2 Phương tiện, điều kiện kỹ thuật hiện đại: máy chiếu, máy tính, điện thoại thông minh, internet, mạng xã hội

0 0 0 112 285 4.7 0 0 0 58 339 4.9

3 Cơ sở vật chất nhà trường: Phòng học, thí nghiệm thực hành, sân trường, khuôn viên, vườn hoa, cây cảnh nhà trường,…

0 0 7 99 291 4.7 0 0 1 147 249 4.6

4 Cơ sơ vật chất ngoài nhà trường thuộc nhà nước quản lý: bảo tàng, khu di tích lịch sử, khu tưởng niệm, tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ, nhà văn hóa,…

0 0 15 75 307 4.7 0 2 187 100 108 3.8

5 Cơ sở vật chất khác trong cộng đồng: cơ quan, xí nghiệp, nông trại, nông trường, công trường, …

0 1 167 149 79 3.8 0 3 291 50 54 3.4

6 Các nhân vật lịch sử, anh hùng dân

tộc, các tấm gương hiếu học, …. 0 0 0 167 230 4.6 0 63 173 146 14 3.3

Mức độ trung bình (X ) 4.5 4.1

Qua kết quả ở bảng 2.10 ta thấy rất rõ: hầu hết các đối tượng được khảo sát đều chọn mức độ quan trong và rất quan trọng đối với các điều kiện để tổ chức hoạt động GDĐĐ học sinh, tuy nhiên có một điều kiện đó là cơ sở vật chất khác trong cộng đồng: cơ quan, xí nghiệp, nông trại, nông trường, công trường, … được chọn ở mức khá với điểm TB. Điều này cho thấy việc giáo dục của các nhà trường chưa chú trọng đến các mô hình thức tế trong thực tiễn cuộc sống. Ở mức độ thực hiện, hầu hết chọn mức khá tốt, tuy nhiên ở các Cơ sơ vật chất ngoài nhà trường thuộc nhà nước quản lý: bảo tàng, khu di tích lịch sử, khu tưởng niệm, tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ, nhà văn hóa,…, cơ sở vật chất khác trong cộng đồng: cơ quan, xí nghiệp, nông trại, nông trường, công trường, … hay nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, các tấm gương hiếu học, …. Việc thực hiện được đánh giá ở mức độ trung bình với điểm TB 3.3 và 3.4. Điều này cho thấy không chỉ chú trọng các điều kiện chủ quan trong nhà trường mà các nhà trường cần chú ý hơn nữa các điều kiện khách quan ngoài nhà trường để giúp cho hoạt động GDĐĐ đạt hiệu quả như mong đợi.

2.3.6. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 56 - 58)