Biện pháp 2 Chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, Ban thi đua

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 79 - 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp 2 Chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, Ban thi đua

Mục đích biện pháp

Biện pháp này nhằm tăng cường năng lực cho CBQL, GV, các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho HS THPT. Giúp cho CBQL, GV có thêm kiến thức và kỹ năng trong quá trình giáo dục đạo đức cho HS THPT; Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Mặc dù CBQL, GV, các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho HS cơ bản đã có tương đối đầy đủ kiến thức và kỹ năng giáo dục đạo đức cho HS tuy nhiên trong từng thời điểm khác nhau cần có sự điều chỉnh và nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục đạo đức cho HS để đáp ứng kịp thời trong thời đại mới.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo việc lập kế hoạch bồi dưỡng.

Hiệu trưởng phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên, từng nhóm chuyên môn đảm đương và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể để thực hiện kế hoạch đề ra.

Phân công cho phó hiệu trưởng ( phó hiệu trưởng phụ trách ngoài giờ ) chịu trách nhiệm chính về việc soạn thảo nội dung bồi dưỡng hoặc mời chuyên gia về bồi dưỡng cho CBQL, GV, các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho HS

Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho CBQL, GV, Giám thị trường THPT cần phải dựa vào kế hoạch năm học của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và dựa vào tình hình thực tế của từng trường THPT về trình độ chuyên môn của đội ngũ trong lĩnh vực giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.

Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ được thể hiện ở nhiều loại khác nhau: Kế hoạch thực hiện trong nhiều năm; Kế hoạch cụ thể thực hiện trong từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần,… trong đó quy định cụ thể số tiết bồi dưỡng, số tiết lý thuyết, số tiết thực hành. Trong kế hoạch bồi dưỡng cần xác định việc nâng cao năng lực giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là nhiệm vụ thường xuyên của CBQL, GV.

Thời gian bồi dưỡng: lập Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong hè hoặc bồi dưỡng định kỳ trong từng học kỳ.

Đoàn thanh niên là cán bộ tham mưu xây dựng nội dung chương ngoại khóa, kỹ năng sống,..và cách giáo dục đạo đức.

Giám thị có vai trò hỗ trợ trong việc quản lý, hướng dẫn các em tuân thủ các nội quy, quy định của nhà trường. Giúp GVCN trong việc đưa ra nhận xét, đánh giá về hành vi của học sinh.

Giáo viên tư vấn học đường có vai trò tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn cho các em trong các trường hợp các em gặp khó khăn, hay biểu hiện lệch lạc về quan niệm, hành vi, hạnh kiểm, đạo đức. Tham gia vào quá trình nhận xét đạo đức HS.

Tổ chức khảo sát trình độ của CBQL, GV về giáo dục đạo đức HS THPT. Sau khi khảo sát, kiểm tra phải phân loại từng nhóm đối tượng CBQL, GV theo từng trình độ, để trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch với các nội dung, hình thức bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng phù hợp.

Tổ chức các buổi bồi dưỡng ngay trong thời gian hè bằng nhiều hình thức khác nhau: trực tiếp tại trường hay trực tuyến qua các phần mềm đã dùng để dạy học để công tác GDĐĐ học sinh cho năm học mới đạt hiệu quả cao nhất.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

Phân công cụ thể cho các phó hiệu trưởng lập Kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng theo các nội dung cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau như: trắc nghiệm, bài luận hay giải quyết các tình huống thực tiễn…

Phải có kế hoạch cụ thể để kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện trong từng thời gian nhất định. Kết quả kiểm tra đánh giá sẽ được đưa vào để đánh giá kết quả phấn đấu của từng cá nhân cũng như từng tổ chuyên môn, từng năm học. Đặc biệt sử dụng kết quả đó để xét thi đua giáo viên cuối mỗi năm học, lấy đó làm một trong các tiêu chí cần thiết khi xem xét thi đua, ưu tiên, ưu đãi các chế độ chính sách cho nhà giáo, tạo ra động lực trong quá trình đổi mới.

Yêu cầu về kiến thức

Hiểu được những kiến thức cơ bản về đánh giá thái độ, hành vi của học sinh phổ thông nói chung, giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng; Trình bày được cách tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho HS; Nắm vững các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến việc giáo dục đạo đức cũng như giáo dục đạo đức cho học sinh THPT; Có những hiểu biết sâu về tâm lý lứa tuổi.

Yêu cầu về kỹ năng

Biết tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS. Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá hành vi, thái độ của học sinh THPT; Vận dụng tốt phương pháp phỏng vấn, quan sát, thu thập và xử lý thông tin trong quá trình đánh giá hạnh kiểm; Biết xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh; Có kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm; tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh.

Điều kiện thực hiện

Điều kiện về cơ sở vật chất

Nhà trường cần đầu tư, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết đảm bảo đầy đủ và đạt chất lượng bị để thực biện pháp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng cho các lực lượng tham gia quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Cần trang bị 01 phòng họp có đầy đủ bàn, ghế cho 150 người dự họp, máy điều hòa, hệ thống wifi, hệ thống âm thanh.

Giáo dục về đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh, nội dung bồi dưỡng theo Kế hoạch.

Trang bị 01 phần mềm tập huấn oline chất lượng cao đủ để tổ chức tập huấn trực tuyến cho 150 người trở lên.

Điều kiện tài chính

Đảm bảo nguồn kinh phí để tổ chức, chi trả các hoạt động của biện pháp bằng cách xã hội hóa hoặc huy động từ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để trang bị phòng họp, bồi dưỡng cho các chuyên gia, người trực tiếp bồi dưỡng, in ấn tài liệu, tiền điện.

Điều kiện về con người

Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong tất cả các nội dung của biện pháp.

Hiệu trưởng chọn lựa các thành viên trong ban tổ chức, ban thư ký, các ban phụ trách về chuyên môn của biện pháp có đầy đủ năng lực, nghiệp vụ về giáo dục đạo đức HS, sự nhiệt tình, sự cống hiến, không ngại khó, ngại khổ để hỗ trợ ban giám hiệu trong việc triển khai, tổ chức thực, hiện biện pháp.

Chọn lựa chuyên gia đảm bảo các tiêu chí theo Kế hoạch bồi dưỡng. Phải đảm bảo có sự đồng lòng từ lãnh đạo đến nhân viên trong nhà trường.

Điều kiện về chính sách

Nghiên cứu các chính sách từ trung ương, Bộ, ngành, Sở để hỗ trợ cho đối tượng tham gia giáo dục đạo đức ( nếu có )

Nhà trường tìm nguồn kinh phí hợp pháp (có thể từ việc xã hội hóa, từ tổ chức cựu học sinh… ) để chi trả cho chuyên gia tham gia bồi dưỡng, các cán bộ trực tiếp bồi dưỡng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.3. Biện pháp 3. Thực hiện bổ sung, điều chỉnh các nội dung, tiêu chí đánh giá xếp loại đạo đức cho học sinh THPT phù hợp với Thông tư 58/2011, TT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 79 - 81)