7. Cấu trúc luận văn
3.3. Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để kiểm chứng các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ đã nêu ở trên về mức độ cấp thiết và khả năng triển khai thực hiện trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 180 người gồm 113 GV, 15 CBQL, 52 đại diện cha mẹ học sinh ở các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam.
Đối tượng khảo sát cụ thể bao gồm, 113 giáo viên, 15 CBQL, 52 phụ huynh đại diện cho ban chấp hành hội cha mẹ học sinh các trường, ban chấp hành các chi hội và một số phụ huynh học sinh của 05 trường THPT công lập trên địa bàn. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả kiểm chứng mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ cấp thiết
(1-Hoàn toàn không cấp thiết; 2-không CT; 3-ít CT; 4-CT; 5- rất CT)
1 2 3 4 5 X
1 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
0 0 0 12 168 4.9
2 Chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, Ban thi đua trong học sinh về các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
0 0 0 25 155 4.9
3 Thực hiện bổ sung, điều chỉnh các nội dung, tiêu chí đánh giá xếp loại đạo đức cho học sinh THPT phù hợp với Thông tư 32/2020, TT 26/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
0 0 0 19 161 4.9
4 Thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh bằng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
0 0 0 14 166 4.9
5 Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm
0 0 13 23 144 4.7
6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
0 2 17 161 4.9
Bảng 3.1. Kết quả kiểm chứng mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh
ST
T Các nội dung khảo sát
Mức độ khả thi
(1-Không khả thi; 2-Phân vân; 3- ít KT; 4-KT; 5- rất KT)
1 2 3 4 5 X
1 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
0 0 0 13 167 4.9
2 Chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, Ban thi đua trong học sinh về các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
0 0 0 26 154 4.9
3 Thực hiện bổ sung, điều chỉnh các nội dung, tiêu chí đánh giá xếp loại đạo đức cho học sinh THPT phù hợp với Thông tư 32/2020, TT 26/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
0 0 0 31 149 4.8
4 Thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh bằng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
0 0 5 21 154 4.8
5 Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm
0 0 0 32 148 4.8
6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
0 0 0 24 156 4.9
Mức độ trung bình (X) 4.9
Qua kết quả khảo nghiệm, cho thấy các biện pháp đề xuất ra đều được các cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh nhận xét, xếp vào ở mức độ rất cấp thiết với điểm TB từ 4.7 đến 4.9 và đều khẳng định 06 biện pháp trên có tính rất khả thi với điểm TB
từ 4.8 đến 4.9 và có thể triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Như vậy, có thể nhận định rằng việc áp dụng các biện pháp đề xuất của luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDĐĐ và chất lượng GDĐĐ học sinh ở trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
Tiểu kết chương 3
Qua việc nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục, căn cứ vào những cơ sở lý luận và thực tiễn, trên cơ sở khoa học những nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT và qua khảo sát thực tế việc quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh của hiệu trưởng ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh dành cho Hiệu trưởng các trường THPT công lập trên địa bàn. Các biện pháp này đều có mối quan hệ thống nhất và biện chứng cho nhau, trong đó, biện pháp: Nâng cao nhận thức về công tác GDĐĐ học sinh đối với các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh trong và ngoài trường có tác động rất lớn đến tất cả các biện pháp còn lại. Biện pháp: đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh bằng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực mang tính then chốt. Các biện pháp còn lại đều các biện pháp rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động GDĐĐ học sinh hiện nay.
Các biện pháp trên đã được tác giả tiến hành khảo nghiệm và đều được đánh giá là cần thiết có tính khả thi cao. Hệ thống các biện pháp có mối quan hệ hỗ trợ và bổ sung cho nhau, làm tăng thêm tính hiệu quả và độ tin cậy trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Điều đó cho thấy có thể triển khai trong thực tế ở các nhà trường trong các năm học tới để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh và chất lượng GDĐĐ học sinh ở các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về lý luận:
Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Trong mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và quản lý hoạt động GDĐĐ là hoạt động quan trọng luôn được xã hội quan tâm. Ở nước ta, mục tiêu của nhà trường THPT là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Do đó, hoạt động quản lý GDĐĐ học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Xác định rõ mục đích của việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS. Khẳng định trong các yếu tố quyết định chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thì yếu tố con người (GVCN, GVBM, Giám thị, GV tư vấn học đường…) đóng vai trò then chốt cho sự thành công của công tác này. Quy trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
1.2. Về thực trạng:
Luận văn đã xác định được những kết quả đạt được cũng như khẳng định được tính đúng đắn của công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Quản lý tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS, giúp cho các trường THPT trong công tác quản lý việc giáo dục đạo đức cho HS một cách chặt chẽ và toàn diện. Thông qua hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT đã thúc đẩy trường THPT cải tiến các phương pháp và nội dung giáo dục đạo đức cho HS.
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và các tổ chức khác ở địa phương đã có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ, quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh.
Quản lý hoạt động GDĐĐ đã được các trường THPT trên địa bàn quan tâm; quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh đã được thực hiện nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT vẫn còn tồn tại một số bất cập. Việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ chưa toàn diện; việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia GDĐĐ chưa đi vào chiều sâu; Trong nhà trường vẫn còn có thầy, cô giáo vi phạm chuẩn mực đạo đức, chưa thực sự làm gương để học sinh noi theo...Kết quả nghiên cứu thực trạng GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở các trường THPT thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho thấy: Đại đa số học sinh trong nhà trường có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ. Tuy nhiên,
vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động này, cho nên vẫn còn có học sinh vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường như: nghỉ học không lý do, bỏ giờ, tụ tập đánh nhau, vi phạm quy chế kiểm tra, hút thuốc, uống rượu, nghiện chơi game…
Để nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường THPT thì rất cần sự năng động và sáng tạo, dám nghỉ dám làm của người hiệu trưởng trong việc chỉ đạo, đổi mới và đề ra các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh. Muốn vậy, phải có những biện pháp, giải pháp khách quan và khoa học mang tính chất đột phá, đồng thời phải có sự phối kết hợp đồng bộ, hiệu quả với các lực lượng khác để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh.
1.3. Về giải pháp
Tác giả đã đưa ra 06 biện pháp cơ bản quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Tất cả các biện pháp đều được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi. Hy vọng rằng, các biện pháp này sẽ giúp ích cho các nhà quản lý trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh trong các trường THPT trên địa bàn và có thể áp dụng cho các trường THPT ở địa bàn khác mà có điều kiện tương tự, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nói chung, chất lượng GDĐĐ của học sinh THPT nói riêng đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời đại mới.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ GDĐT
Đổi mới chương trình Giáo dục công dân trong trường THPT gắn với giáo dục đạo đức, giáo dục kỷ năng sống, giá trị sống và các hoạt động trải nghiệm thực tế. Suy xét việc có nên chọn môn GDCD là một trong những môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc để học sinh có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức tốt hơn.
Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về việc xác định vị trí chức danh của giám thị, GV tư vấn học đường, giáo viên phụ trách các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong nhà trường.
2.2. Đối với Sở GDĐT Quảng Nam
Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực quản lý cho CBQL và GV trường THPT về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo cách tiếp cận đến thực tiễn từng trường.
Tạo điều kiện cho CBQL và GV trường THPT nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc tổ chức các hội thảo, tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh thông qua các Kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất
để giúp các nhà trường tự giác, tích cực làm tốt hơn, hiệu quả hơn trong việc GDĐĐ học sinh.
2.3. Đối với trường THPT
Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Đảng bộ, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với hoạt động GDĐĐ học sinh.
Hằng nămHiệu trưởng các trường THPT ra quyết định thành lập bộ phận quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh đáp ứng yêu cầu khoa học và thực tiễn. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, kịp thời cho các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh để lực lượng này nắm vững các phương pháp và kỹ thuật giáo dục đạo đức cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Nhà trường phải thực sự là một môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện để thực thi việc giáo dục đạo đức cho HS thành công.
Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh, nhằm thu hút học sinh tham gia học tập, rèn luyện theo hướng tự giác, tích cực.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải đảm bảo công bằng, công khai, phải có tính động viên; khen thưởng, phê bình, nhắc nhở phải kịp thời.
2.4. Đối với phụ huynh học sinh
Luôn theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của con em, tham gia các buổi họp phụ huynh đầy đủ, bảo đảm thông tin hai chiều kịp thời, chính xác, thống nhất việc kết hợp với nhà trường và các tổ chức khác ở địa phương để giáo dục con em.
Gia đình phụ huynh cần phải gương mẫu trong việc thực hiện các chuẩn mực về đạo đức, tích cực trong việc xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa mới, tạo môi trường lành mạnh trong giáo dục đạo đức, lối sống cho con em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Đào Duy Anh (2000), Tự điển Hán Việt, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
2. Ban tư tưởng văn hóa trung ương (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, NXB Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội
4. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục.
5. Trần Văn Bính (chủ biên, 2004), Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, NXB lý luận chính trị.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên năm 1995-1996 môn Triết học lớp 12 Ban KHXH, NXB Giáo dục, Hà Nội
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chiến lược phát triển giáo dục 2010 - 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011về đánh giá, xếp loại HS phổ thông.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quyết định số 2161/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2017, Ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/08/2020 về đánh giá, xếp loại HS phổ thông
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường trung học phổ thông có nhiều cấp học.
12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2012 -2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Phạm Khắc Chương (2004), Một số vấn đề của giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường THPT, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
14. Phạm Khắc Chương (2001), Rèn luyện đạo đức và ý thức công dân, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. Đinh Xuân Dũng (2006), Tư Tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam, Các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6,7,8,9,10,11,12 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
dành cho học viên cao học QLGD.
18. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người toàn diện trong thời kỳ công