7. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Phương phá p hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là cách thức tác động của các nhà giáo dục đến học sinh nhằm hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức cần thiết. Phương pháp giáo dục thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục. Nó được coi là một mô hình các thao tác hành động được sắp xếp và thực hiện một cách hợp lý, bảo đảm đạt được mục đích giáo dục đã định. Nhờ các phương pháp giáo dục mà diễn ra sự tác động qua lại tích cực giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Trong đó tác động của nhà giáo dục là tác động chủ đạo, tác động của người được giáo dục là tác động tự giáo dục. Nhờ vậy người được giáo dục sẽ tự giác vận động và phát triển theo định hướng giáo dục đã định, hình thành được ý thức tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội và trên cơ sở này hình thành được hành vi và thói quen phù hợp.
Một số phương pháp các nhà trường thường sử dụng đó là: Phương pháp đàm thoại, thuyết trình, giảng giải; Phương pháp kể chuyện; Phương pháp đóng vai, sân khấu hóa; Phương pháp nêu gương; Phương pháp giao việc, hoạt động nhóm; Phương pháp tham quan, thực tế, trải nghiệm, ngoại khóa; Phương pháp tập luyện, rèn luyện; Phương pháp trò chơi; Phương pháp dự án; Phương pháp khen thưởng, trách phạt tích cực; Phương pháp lồng ghép các môn học trên lớp. Căn cứ các phương trên chúng ta phân thành ba nhóm phương pháp giáo dục chính: Nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân; Nhóm các phương pháp hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội; Nhóm các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi ứng xử.
thống nhất giữa tri thức và niềm tin cá nhân về những chuẩn mực xã hội đã được quy định. Muốn hình thành ý thức cá nhân, ở người được giáo dục chúng ta có thể vận dụng những phương pháp cụ thể như sau: Đàm thoại - kể chuyện - giảng giải - nêu gương.
- Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội: Đạo đức của con người xét cho cùng phải được thể hiện bằng hành vi và nhất là bằng thói quen, chúng ta không thể chấp nhận một người nào đó nói năng về các chuẩn mực xã hội thì giỏi nhưng hành vi của anh ta lại xa lạ với các chuẩn mực xã hội, anh ta sẽ trở thành “người đạo đức giả”. Vì vậy trong quá trình giáo dục chúng ta cần vận dụng nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội, nhằm tạo cơ hội cho người được giáo dục chuyển hóa ý thức thành hành vi và lặp đi lặp lại hành vi để có thói quen cần thiết. Nhóm phương pháp này gồm: Phương pháp giao việc; Phương pháp tập luyện; Phương pháp rèn luyện.
- Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo dục: Trong quá trình giáo dục người được giáo dục tham gia các hoạt động giáo dục đa dạng rèn luyện những hành vi ứng xử dưới ảnh hưởng định hướng của các chuẩn mực xã hội đã được quy định. Trong quá trình đó sẽ xuất hiện những trường hợp sau: Người được giáo dục tự giác tham gia các hoạt động có những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội; Người được giáo dục thiếu hoặc không tự giác tham gia các hoạt động có những hành vi ứng xử không phù hợp, thậm chí ngược với những chuẩn mực xã hội. Đó là những hành vi lệch chuẩn không được xã hội thừa nhận. Vì vậy một vấn đề được đặt ra là những hành vi hợp chuẩn cần được kích thích và những hành vi lệch chuẩn cần được uốn nắn. Do đó trong quá trình giáo dục chúng ta cần vận dụng nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo dục.
Nhóm này gồm: Phương pháp khen thưởng; Phương pháp trách phạt.
- Việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp giáo dục: Trong quá trình giáo dục, khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp giáo dục cần chú ý: Mỗi nhóm phương pháp và ngay mỗi phương pháp giáo dục đều có những ưu điểm riêng của nó, song đồng thời cũng có những nhược điểm nhất định, không có một nhóm phương pháp nào là vạn năng cả. Do đó cần vận dụng kết hợp các các phương pháp với nhau một cách hợp lý. Trong quá trình vận dụng các phương pháp giáo dục cần đảm bảo được sự thống nhất giữa hoạt động giáo dục vai trò chủ đạo của nhà giáo dục với hoạt động tự giáo dục, vai trò tự giác, tính tích cực, độc lập năng động của người được giáo dục. Tuyệt đối tránh hai xu hướng: Một là, quá đề cao vai trò của nhà giáo dục, coi nhẹ hoặc coi thường vai trò của người được giáo dục. Xu hướng này sẽ dẫn đến hiệu quả giáo dục áp đặt; Hai là, hạ thấp vai trò của nhà trường giáo dục, quá đề cao vai trò của người được giáo dục. Xu hướng này sẽ dẫn đến hậu quả tự do vô tổ chức trong giáo dục.
Các nhà trường thường chọn các hình thức giáo dục đạo đức sau: GDĐĐ thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ; GDĐĐ thông qua môn học Giáo dục công dân; GDĐĐ thông qua môn học khác; GDĐĐ thông qua học tập các Nghị quyết của Đảng, đoàn thể; GDĐĐ thông qua các tiết sinh hoạt của GVCN, buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn; GDĐĐ thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lễ hội, TDTT; GDĐĐ thông qua các hoạt động xã hội, lao động, từ thiện; GDĐĐ thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại, du lịch; GDĐĐ thông qua hoạt động giáo dục truyền thống thông qua các chủ điểm; GDĐĐ bằng hình thức tự rèn luyện, tu dưỡng, tự giáo dục; GDĐĐ thông qua các hoạt động trải nghiệm: NGLL-HN, nghiên cứu khoa học,…
- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc dạy và học trên lớp
Thông qua các môn học giúp cho học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan; Giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; Tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN. Làm cho học sinh chiếm lĩnh được một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, những nhận thức khoa học, học sinh tiếp thu các giá trị đạo đức, mặt khác còn góp phần sáng tạo ra các giá trị mới, hình thành ý thức đạo đức, thực hành, rèn luyện đạo đức trong đời sống hàng ngày... Từ đó học sinh biết cách ứng xử, cách quan hệ với mọi người, hình thành hành vi đạo đức đúng đắn.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua lao động
Lao động và các hoạt động xã hội là sự tiếp nối các hoạt động dạy học trên lớp, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh. Thông qua con đường này, giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Qua đó giáo dục lòng yêu lao động, sự trân trọng thành quả lao động. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện nhân cách và phát triển toàn diện.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua kỉ niệm các ngày lễ lịch sử, các lễ hội dân tộc
Thông qua kỷ niệm các ngày lễ lịch sử, các lễ hội dân tộc làm cho học sinh hiểu được truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm và đấu tranh giành cách mạng, lao động sáng tạo của nhân dân mang đậm đà bản sắc dân tộc, của nhân dân ta ở các địa phương. Rèn luyện được ý chí chiến đấu hào hùng của dân tộc Việt Nam ta từ thời dựng nước, lòng biết ơn và tự hào những vị anh hùng của dân tộc, tinh thần uống nước nhớ nguồn. Qua các buổi kỷ niệm lịch sử, các ngày lễ hội truyền thống, giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho các em.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm, GDNGLL-HN
Các hoạt động GDNGLL như: hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, các buổi ngoại khoá về các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội. Với nội dung mỗi chủ đề theo chương trình của Bộ giáo dục về hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT… Đây thực sự là một môi trường có ý nghĩa thiết thực nhất trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Thông qua các hoạt động đó, giáo dục cho học sinh tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên nếp sống đoàn kết thân ái, đồng thời rèn luyện năng lực hoạt động xã hội của mỗi cá nhân, uốn nắn những lệch lạc giúp cho các em nắm được những chuẩn mực mà xã hội yêu cầu. Đây là một trong những nhân tố quyết định trực tiếp đến công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức cho học sinh.
- GDĐĐ cho học sinh thông qua hoạt động Đoàn, Hội và các hội thi
Thông qua các hội thi góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập và hoạt động tích cực, kích thích hứng thú học tập và rèn luyện đạo đức. Qua đó, phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu, phát huy tính sáng tạo, đọc lập suy nghĩ, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, góp phần bồi dưỡng, phát hiện và hoàn thiện nhân cách của học sinh, cũng như uốn nắn, răn đe kịp thời những sai lệch về hành vi đạo đức mà các em có thể mắc phải. Thông qua các hoạt động này, học sinh tự rèn luyện, tu dưỡng và hoàn thiện mình. Đây cũng là một nhân tố quyết định trực tiếp đến đạo đức của mỗi học sinh. Sự phát triển đạo đức luôn đòi hỏi có sự tác động bên ngoài và những tác động bên trong. Đó chính là giáo dục và tự giáo dục. Trong đó, tự giáo dục là yếu tố quyết định đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh.