Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT

Mục tiêu của GDĐĐ là hình thành nên những phẩm chất đạo đức mới cho học sinh. Trên cơ sở nhận thức tình cảm, thái độ, hành vi đạo đức mới xã hội chủ nghĩa. “Mục tiêu của giáo dục đạo đức là trang bị cho học sinh và mọi người những tri thức cần thiết về đạo đức, tư tưởng, chính trị, lối sống về văn hoá, pháp luật. Hiểu những giá trị có tính chuẩn mực, biết các phương pháp rèn luyện phẩm chất. Giáo dục đạo đức giúp hình thành ở học sinh và mọi công dân có năng lực những kỹ năng, thói quen như: Năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực hợp tác và cạnh tranh, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực lao động nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa học. Giáo dục đạo đức hình thành và phát triển hệ thống thái độ đúng đắn, có tình cảm, niềm tin, thẩm mỹ, đạo đức văn hoá trong sáng, lối sống lành mạnh phù hợp với yêu cầu của xã hội”.

Những mục tiêu chính bao gồm: Giáo dục tình yêu tổ quốc, yêu quê hương đất nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần hợp tác và cùng chia sẻ; Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; Giáo dục lối sống văn hóa, hòa đồng, tình bạn trong sáng lành mạnh; Giáo dục ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện và trong lao động sản xuất; Giáo dục pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, các quy định nơi công cộng và nội quy của nhà trường; Giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết về chính trị , đạo đức, văn hóa và xã hội; Giáo dục nhằm hình thành những chuẩn mực đạo đức của xã hội, có thái độ đúng đắn, có niềm tin đối với bản thân và mọi người.

Trong trường trung học phổ thông thì mục tiêu cụ thể là trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về chính tri, tư tưởng, đạo đức nhân văn, kiến thức về pháp luật, về văn hoá, xã hội… nhằm hình thành cho mỗi học sinh thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp, có được niềm tin đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng. Rèn luyện cho học sinh tính tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành những quy định của pháp luật, nỗ lực học tập, rèn luyện, sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước nồng nàn gắn với tinh thần quốc tế trong sáng, lòng yêu lao động, quý trọng những phẩm giá của con người, những giá trị văn hoá nhân loại, đồng thời phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như đoàn kết, thân ái, cần cù, giản dị, dũng cảm, kiên cường và những phẩm chất cao quý khác. Mục tiêu GDĐĐ học sinh không chỉ dừng lại việc truyền thụ khái niệm mà phải biết biến những yêu cầu chuẩn mực xã hội thành nhu cầu trong đời sống của mỗi học sinh. Đó là những việc làm, những hành

động cụ thể thiết thực phù hợp với đạo đức, nếp sống văn minh của thời đại. Quá trình này không chỉ dừng lại ở bài giảng của thầy mà còn thể hiện thông qua các hoạt động đa dạng và phong phú ở trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)