Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 39 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Yếu tố khách quan

Tâm sinh lý lứa tuổi

Mười lăm đến mười tám tuổi là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con người đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh. Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao đã chậm lại, các em gái đạt được sự tăng trưởng của mình trung bình vào khoảng tuổi 16, 17. Các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Cơ bắp, sức lực phát triển mạnh mẽ dễ đạt những thành tích trong thể thao. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng não phát triển. Ðây là thời kỳ trưởng thành về giới tính. Ða số các em dậy thì thành công, chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn, xét trên các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác của cơ thể về chất.

Nhà trường

Nhà trường là nơi giáo dục các em. Chính vì vậy, mọi hoạt động, mọi yếu tố trong quá trình giáo dục đều có tác động ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Những yếu tố sau có ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đứcHS: Hành vi và nhân cách của người thầy; Thầy – trò có mối quan hệ tốt, thân thiện, lắng nghe và đồng cảm; Các hoạt động của Đoàn TNCS HCM, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Giờ môn học giáo dục công dân; Giờ các môn học khoa học xã hội; Nội quy nhà trường; Sự giám sát chặt chẽ của giám thị.

Gia đình

Gia đình là cội nguồn của mỗi cá nhân. Sự hình thành và phát triển nhân cách của các em đều có ảnh hưởng rất lớn từ gia đình. Một số yếu tố cơ bản sau đây thể hiện sự tác động của gia đình đến đạo đức của HS: Cha mẹ thường xuyên thăm hỏi con cái về học tập, các vấn đề ở trường và ngoài xã hội; Cha mẹ quan tâm đến sức khỏe, tâm lý và sinh lý của con; Cha mẹ quan tâm đến sở thích, nguyện vọng của con; Cha mẹ sống hòa thuận, tôn trọng nhau; Cha mẹ đối xử tốt với ông bà và bà con họ hàng; Kinh tế gia đình ổn định, cha mẹ có việc làm.

Nhận thức của chính học sinh

Trong mỗi con người thì nhận của của bản thân mình về thế giới quan là rất quan trọng. Việc giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội cũng rất quan trọng đối với mỗi học sinh. Nhưng chính từ việc học sinh tự nhận thức được những hành vi đạo đức nào là tốt, hành vi đạo đức nào là không tốt thì bản thân học sinh đó mới tiến bộ được. Nếu học sinh bỏ ngoài tai những lời hay ý đẹp, những truyền thống đạo đức tốt đẹp từ ngàn đời mà chỉ thích làm theo ý kiến cá nhân của mình thì việc giáo dục đạo đức xem như thất bại.

Các yếu tố khác

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình quản lý được tác động bởi các yếu tố cơ bản như: Nhận thức của CBQL, GV và tổ chức Đoàn TNCS HCM về đạo đứcvà giáo dục đạo đức cho học sinh; Sự chủ động, tính khách quan, tinh thần trách nhiệm của các thành phần tham gia giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh; Sự phối hợp với nhà trường với cha mẹ HS và các tổ chức chính trị - xã hội;; Các điều kiện phục vụ công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)