Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 34 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT

Bất kỳ một hoạt động giáo dục nào trong nhà trường nói chung đều phải được kiểm tra, đánh giá sau khi kết thúc hoạt động giáo dục nhằm đánh giá lại mức độ đạt được của Kế hoạch so với mục tiêu đề ra, biết được những ưu điểm, thế mạnh để phát

huy, biết được các tồn tại, khuyết điểm để tìm các giải pháp khắc phục, sửa chửa. Đặc biệt hoạt động GDĐĐ học sinh cần được kiểm tra, đánh giá thường xuyên, liên tục. Bởi đây là hoạt động hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh. Nếu không có Kế hoạch kiểm tra, đánh giá, uốn nắn kịp thời thì những hành vi đạo đức sai trái mà học sinh mắc phải sẽ lớn dần theo thời gian và sẽ phá vỡ đi các chuẩn mức đạo đức truyền thống, làm thay đổi nhận thức và hành động của học sinh cùng với tính lan truyền với tốc độ rất nhanh trong đối tượng là học sinh THPT sẽ đẩy học sinh luốn sâu vào các sai lệch so với chuẩn mực đạo đức mà các em không hề hay biết. Đó là mối nguy hiểm tiềm ẩn không lường trước được cần phải được điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên hoạt động GDĐĐ học sinh giúp cho các nhà quản lý, các tổ chức, lực lượng tham gia GDĐĐ học sinh có sự điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức, Kế hoạch GDĐĐ để đạt được hiệu quả GDĐĐ tốt nhất. Chính vì vậy việc Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT càng phải được quan tâm, chú trọng, thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình GDĐĐ học sinh. Phổ biến, quán triệt tầm quan trọng của công tác KT-ĐG đạo đức cho học sinh đến tất cả các thành viên trong lực lượng GDĐĐ học sinh; Sử dụng các PP KT-ĐG phổ biến như: vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận; Sử dụng các PP KT-ĐG theo hướng KT- ĐG phẩm chất và năng lực người học; Sử dụng các PP KT-ĐG theo hướng giải quyết tình huống ứng xử, quan sát với kiểm điểm hành vi, đánh giá qua nhận xét của các bên liên quan; Sử dụng hình thức KT-ĐG của tập thể, cộng đồng; Công bố kết quả ĐG, sử dụng kết quả ĐG, lưu trử kết quả ĐG; Kiểm tra, giám sát kết quả GD đạo đức và áp dụng các biện pháp khắc phục.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 34 - 35)