Quản lý mục tiêu hoạt động GDĐĐ học sinhTHPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động GDĐĐ học sinhTHPT

Mục tiêu chung của QLGDĐĐ là nhằm đạt được mục tiêu giáo dục ĐĐ: hình thành con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực hành vi đạo đức của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu HĐGD đạo đức được xây dựng phù hợp với môi trường giáo dục chung, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ. Mục tiêu cuối cùng giúp cho học sinh biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Mục tiêu được toàn thể GV, HS, LLGD hiểu đúng, thực hiện hiệu quả nhằm giúp cho học sinh hình thành ý thức và nhân cách công dân.

Mục tiêu HĐGD đạo đức được định kỳ rà soát, điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới GD, với nhu cầu, điều kiện của người học.

Mục tiêu GD đạo đức đã cụ thể hóa được xem là chuẩn GD và được sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả GD đạo đức, công nhận chất lượng của HĐGD đạo đức; Việc thực hiện mục tiêu GD đạo đức được các cấp quản lý thường xuyên kiểm tra, đánh giá. Mục tiêu cụ thể của quản lý GDĐĐ trong nhà trường THPT là xây dựng và đảm bảo được hiệu lực của các chế định xã hội và chế định GD&ĐT trong mọi hoạt động của các phần tử của hệ thống giáo dục trong công tác GDĐĐ. Điều hành hiệu quả đội ngũ nhân lực giáo dục để thực hiện mục tiêu, tính chất, nguyên lý, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức, kiểm tra và đánh giá kết quả GDĐĐ; huy động, xây dựng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục nhằm mang lại mục tiêu giáo dục; xây dựng các kế hoạch, vận hành bộ máy nhà trường, phối hợp các lực lượng để đảm bảo các điều kiện cho quá trình chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.

Xác định đúng đắn mục tiêu tổng quát của việc GDĐĐ cho học sinh THPT từ đó đưa ra mục tiêu cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế của đơn vị . Khi xác định mục tiêu cụ thể phải đảm bảo tính thống nhất với mục tiêu chung về GDĐĐ, kết hợp chặt chẽ với mục tiêu của quá trình dạy học. Cụ thể hóa mục tiêu GDĐĐ thành các chuẩn hành vi (có thể đánh giá được) cần hình thành ở học sinh và gắn các chuẩn này với các hoạt động hình thành các hành vi đó; tuyên truyền và giải thích để toàn thể đội ngũ GV, CBVC nhà trường và các lực lượng giáo dục hiểu, đồng thuận trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)