Biện pháp 1 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 75 - 79)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp 1 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho

Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đội ngũ CBQL, giáo viên và các lực lượng tham gia vào quá trình GDĐĐ HS là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng GDĐĐ cho học sinh. Hiện nay đội ngũ CBQL, giáo viên và các lực lượng tham gia vào quá trình GDĐĐ HS đã có nhận thức đúng đắn về quản lý hoạt động giáo dục học sinh tuy nhiên vẫn còn một số ít chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí, trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, đây là biện pháp quản lý có ý nghĩa thiết thực trên hết, vì có nhận thức đúng đắn vấn đề mới có được hành động đúng, làm cơ sở để hướng đến giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả tốt nhất. Nếu đội ngũ CBQL, giáo viên và các lực lượng tham gia vào quá trình GDĐĐ HS chưa nhận thức đúng đắn thì chắc chắn hiệu quả GDĐĐ HS không thể đạt được mục tiêu đề ra.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị, lực lượng giáo dục đảm bảo quyền lợi làm chủ tập thể của đoàn thanh niên trong mọi hoạt động của nhà trường. Đoàn thanh niên trong nhà trường vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của giáo dục, Nhiệm vụ của Đoàn là: Trực tiếp lãnh đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho toàn thể đoàn viên thanh niên học sinh, tổ chức hoạt động đoàn viên thanh niên học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện, tu dưỡng, giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động tập thể, hoạt động tự quản của tập thể học sinh; Tập hợp đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, là cánh tay phải của Đảng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Như vậy, tổ chức đoàn trường học có vai trò và nhiệm vụ to lớn trong hoạt động GDĐĐ nên cần phải đặc biệt quan tâm tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động GDĐĐ đối với tổ chức Đoàn thanh niên, chỉ đạo đoàn thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Song hành với các lực lượng GDĐĐ học sinh trong nhà trường, còn có các lực lượng ngoài nhà trường đó là: Xã hội, gia đình và các tổ chức, cơ quan đoàn thể khác ở địa phương. Các lực lượng này cũng góp phần trực tiếp vào sự hình thành giá trị đạo đức cho học sinh. Giáo dục đạo đức chỉ khả thi ngay trong cuộc sống của gia đình, trong học đường và phải bằng hành động ngoài xã hội. Trong hoạt động GDĐĐ học sinh không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ mối quan hệ tay ba: gia đình, nhà trường và

xã hội. Vì vậy cần phải tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức đối với các lực lượng ngoài nhà trường tham gia làm công tác GDĐĐ học sinh.

Nội dung và cách thực hiện Đối với Hiệu trưởng

Hiệu trưởng triển khai đầy đủ các văn bản của cấp trên kịp thời, cụ thể sao cho toàn thể CBGV được nhận thức một cách sâu sắc về vị trí, vai trò, mục tiêu của công tác GDĐĐ cho học sinh; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Ngành về công tác GDĐĐ cho HS; chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng Giáo dục (Phó Hiệu trưởng, GVCN, GVBM, BT Đoàn Thanh niên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh... đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm) trong công tác GDĐĐ cho HS.

Thành lập ban chỉ đạo (BCĐ) công tác GDĐĐ cho học sinh, trong đó, hiệu trưởng là trưởng ban cùng đại diện của các tổ chức trong nhà trường.

Bí thư đảng bộ - Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền chi tiết, phân công, giao trách nhiệm cụ thể tới đảng viên, CBQL, GVCN, GVBM... Luôn quan tâm việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Lên kế hoạch chỉ đạo thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành giáo dục và công đoàn ngành giáo dục đề ra như: Thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành giáo dục và Công đoàn ngành giáo dục đưa ra như: Cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương- trách nhiệm”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức đạo đức Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; Phong trào “Xây dựng trường học hạnh phúc ” ... nhằm nâng cao nhận thức của các thành phần tham gia giáo dục về công tác GDĐĐ cho học sinh, để mỗi thầy, cô giáo tự hoàn thiện mình, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn nắm vững nhiệm vụ của mình trong công tác GDĐĐ; GVCN truyền đạt đến từng học sinh tất cả những quy định của Nhà trường về tiêu chuẩn đánh giá, những điều cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật. Thiết lập các kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trường.

Đối với tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Bí thư đảng bộ chỉ đạo để Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây kế hoạch thực hiện của tổ chức mình phụ trách. Tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, nhận thức đúng vị trí, vai trò của hoạt động GDĐĐ đến từng chi đoàn, đoàn viên của tổ chức mình và các lực lượng xã hội, làm cho họ nhận thức được trách nhiệm và sự cần thiết phải tăng cường hoạt động GDĐĐ học sinh, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Nhận thức được việc thực hiện tốt hoạt động GDĐĐ sẽ tạo uy tín cho nhà trường giúp cho cha mẹ học sinh và xã hội tin tưởng hơn vào hệ thống giáo dục THPT. Đẩy mạnh công tác

phối hợp giữa cha mẹ học sinh, các lực lượng ngoài xã hội với Đoàn trường nhằm thực hiện tốt hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Đối với học sinh: Tích cực học tập, trau dồi kiến thức, những tri thức cơ bản về đạo đức, các quan niệm về đạo đức, vai trò, vị trí của đạo đức trong cấu trúc nhân cách. Tìm hiểu nội quy trường lớp; chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của học sinh trong điều lệ trường THPT, tác hại của các tệ nạn xã hội đặc biệt trong thời đại 4.0 các tác hại của mạng xã hội, của các trò chơi trực tuyến làm cho thế hệ trẻ bị lôi cuốn, sa đọa và có quan điểm sai lệch về đạo đức và nhân cách. Bên cạnh đó phải tự nghiên cứu học tập để tìm cách phòng chống các tệ nạn nối trên thông qua các tiết học chính khóa, sinh hoạt dưới cờ, giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hội thảo chuyên đề, các hoạt động trải nghiệm, các ngày lễ hội và các hoạt động sinh hoạt khác trong và ngoài nhà trường.

Đối với lực lượng tham gia GDĐĐ học sinh ngoài nhà trường: Tổ chức các hội thảo về giáo dục đạo đức, quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh, mời thành phần tham có các lực lượng tham gia làm công tác GD, cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương. Phổ biến, tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, về vị trí, vai trò của các tổ chức, những quy định của Ngành, của Nhà trường về tiêu chuẩn đánh giá, những điều cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật để các lực lượng này làm tốt nhiệm vụ của mình trong hoạt động GDĐĐ.

Biện pháp thực hiện

Tổ chức học tập các nghị quyết, chỉ thị, các Thông tư hướng dẫn của Bộ giáo dục, của ngành, của Sở giáo dục về đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh. Biện pháp này chủ yếu dành cho Đội ngũ CBQL, giáo viên và các lực lượng khác trong nhà trường tham gia vào quá trình GDĐĐ HS.

Tổ chức các Hội thảo bàn về các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong tình hình mới. Biện pháp này có thể kết hợp giữa Đội ngũ CBQL, giáo viên và các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào quá trình GDĐĐ HS. Tổ chức các hội thảo về giáo dục đạo đức, quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh, mời thành phần tham có các lực lượng tham gia làm công tác GD ở các cấp, PHSS và các tổ chức chính trị , xã hội ở địa phương. Phổ biến, tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, nhận thức đúng về vị trí, vai trò của các tổ chức, những quy định của Nhà trường về tiêu chuẩn đánh giá, những điều cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật để họ nắm vững nhiệm vụ của mình trong hoạt động GDĐĐ. Từ đó họ có ý thức phối kết hợp với nhà trường cùng tham gia làm công tác GDĐĐ học sinh.

Mời các chuyên gia đầu ngành về tập huấn, nói chuyện về giáo dục đạo đức cho học sinh cho đội ngũ CBQL, giáo viên và các lực lượng tham gia vào quá trình GDĐĐ HS.

Tổ chức tập huấn trực tiếp hoặc trực tuyến cho đội ngũ CBQL, giáo viên và các lực lượng tham gia vào quá trình GDĐĐ HS vào dịp hè hằng năm nhằm giúp cho Đội ngũ CBQL, giáo viên và các lực lượng tham gia vào quá trình GDĐĐ HS nắm vững các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh và các đổi mới (nếu có) của Bộ, ngành, Sở giáo dục về việc đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh.

Điều kiện thực hiện

Điều kiện về cơ sở vật chất

Nhà trường cần đầu tư, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết đảm bảo đầy đủ và chất lượng bị để thực biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cụ thể như:

Cần trang bị 01 phòng họp có đầy đủ bàn, ghế cho 150 người dự họp, máy điều hòa, hệ thống wifi, hệ thống âm thanh.

In ấn các nghị quyết, thông tư, nghị định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục, ngành, Sở Giáo dục về đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh.

Trang bị 01 phần mềm tập huấn oline chất lượng cao đủ để tổ chức tập huấn trực tuyến cho 150 người trở lên.

Điều kiện tài chính

Đảm bảo nguồn kinh phí để tổ chức, chi trả các hoạt động của biện pháp bằng cách xã hội hóa hoặc huy động từ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để trang bị phòng họp, hội thảo, bồi dưỡng cho các chuyên gia, in ấn tài liệu, tiền điện, bồi dưỡng cho các thành viên tham gia dự tập huấn (nếu có).

Điều kiện về con người

Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong tất cả các nội dung của biện pháp.

Hiệu trưởng chọn lựa các thành viên trong ban tổ chức, ban thư ký, các ban phụ trách về chuyên môn của biện pháp có đầy đủ năng lực, nghiệp vụ về giáo dục đạo đức HS, sự nhiệt tình, sự cống hiến, không ngại khó, ngại khổ để hỗ trợ ban giám hiệu trong việc triển khai, tổ chức thực, hiện biện pháp.

Phải đảm bảo có sự đồng lòng từ lãnh đạo đến nhân viên trong nhà trường.

Điều kiện về chính sách

Nghiên cứu các chính sách từ trung ương, Bộ, ngành, Sở để hỗ trợ cho đối tượng tham gia giáo dục đạo đức ( nếu có )

Nhà trường tìm nguồn kinh phí hợp pháp (có thể từ việc xã hội hóa, từ tổ chức cựu học sinh… ) để chi trả cho các cán bộ trực tiếp tham gia thường xuyên làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.2. Biện pháp 2. Chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, Ban thi đua trong học sinh về các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)