Quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 29 - 31)

Theo Niên giám thống kê tỉnh năm 2019, tổng dân số thành thị trên địa bàn tỉnh là 129.222 người, tăng 6.229 người so với năm 2016. Trong đó, thành phố Hà Giang có tỉ lệ dân số thành thị là 72,24% dân số, lớn nhất toàn tỉnh. Dân số thành thị trên địa bàn tỉnh phân theo huyện, thành phố tại bảng 2.5,

Bảng 2.5. Dân số trung bình thành thị phân theo huyện, thành phố

TT Địa phương Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

TỔNG SỐ 120.937 122.993 125.248 127.621 129.222 1 Thành phố Hà Giang 41.279 42.157 42.976 43.809 42.979 2 Huyện Bắc Quang 17.072 17.269 17.447 17.619 19.391 3 Huyện Quang Bình 5.940 6.180 6.413 6.630 7.249 4 Huyện Vị Xuyên 13.657 13.814 14.019 14.235 8.287 5 Huyện Bắc Mê 7.433 7.496 7.579 7.667 7.812 6 Huyện Hoàng Su Phì 3.949 3.963 4.048 4.148 5.191 7 Huyện Xín Mần 4.541 4.610 4.668 4.739 5.610 8 Huyện Quản Bạ 6.042 6.150 6.191 6.217 6.784

Khung 2.2. Tỉ suất di cư thuần

Tỉ suất di cư thuần là hiệu số giữa số người nhập cư và số người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó. Số liệu các tỉ suất nhập cư, xuất cư và di cư thường chỉ tính cho di cư nội địa (không bao gồm di cư quốc tế).

TT Địa phương Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

9 Huyện Yên Minh 6.374 6.371 6.500 6.781 8.164

10 Huyện Đồng Văn 8.995 9.241 9.550 9.809 10.870

11 Huyện Mèo Vạc 5.655 5.742 5.857 5.967 6.885

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2019

Xét về cơ cấu, dân số thành thị trung bình năm 2019 thị chiếm tỉ lệ 15,06% dân số toàn tỉnh. Mức độ tăng dân số thành thị các năm đều trên 101%, trong đó năm 2019 thời điểm tháng 01/4/2019 tăng 101,25%. Cơ cấu dân số thành thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh thể hiện tại bảng 2.6.

Bảng 2.6. Cơ cấu và tăng trưởng dân số trung bình thành thị, nông thôn

Năm Dân số

(người)

Dân số theo khu vực

Mức tăng trưởng so với năm trước (năm

trước = 100%) Cơ cấu (%)

Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn 2015 806.702 120.937 685.765 101,82 101,79 15,00 85,00 2016 820.427 122.993 697.434 101,70 101,70 14,99 85,01 2017 833.692 125.248 708.444 101,83 101,58 15,02 84,98 2018 846.531 127.621 718.910 101,90 101,48 15,08 84,92 2019 858.076 129.222 728.854 101,25 101,38 15,06 84,94

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2019

Dân số thành thị các năm 2016 đến 2018 đều tăng trên 2.000 người/năm, riêng năm 2019 thống kê tại thời điểm 01/4/2019 tăng so với năm 2018 là 1.601 người. Nguyên nhân tăng dân số khu vực thành thị một phần là do tỉ lệ tăng dân số tự nhiên. Sự dịch chuyển của dân cư từ nông thôn ra thành thị cũng đóng góp vào sự gia tăng dân số của khu vực thành thị.

Theo kết quả rà của Sở Xây dựng, tỉ lệ đô thị hóa toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đạt 16,2%. Tình hình di cư từ nông thôn ra thành thị tại bảng 2.7.

Bảng 2.7. Di cư từ nông thôn ra thành thị trên địa bàn tỉnh

TT Chỉ số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 6 tháng đầu năm 2020

1

Dân số thành thị gia tăng so với năm trước (người) 2.056 2.255 2.373 1.601 2 Di dân từ nông thôn ra thành thị (người) 1066 891 1470 845 679

Nguồn: (1) Tổng hợp Niên giám thống kê tỉnh năm 2019; (2) Số liệu tổng hợp của Công an tỉnh

Khung 2.3. Tỉ lệ đô thị hóa

Dân số toàn đô thị: là dân số của khu vực nội thị và khu vực ngoại thị. Tỉ lệ đô thị hóa (%): Tổng dân số các khu vực nội thị trong địa giới hành chính của đô thị (người)

Trên địa bàn tỉnh có 14 đô thị được đánh giá phân loại, trong đó 1 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 12 đô thị loại V. Hiện nay mới chỉ có thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (Yên Minh) được đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, thành phố Hà Giang đang thi công hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt thuộc dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hà Giang. Các đô thị còn lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải thoát theo rãnh dọc của đường giao thông, kênh mương của khu dân cư.

Số lượng dân số nội thị tăng lên trong khi hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của khu vực đô thị chưa có nhiều cải thiện, nước thải sinh hoạt khu dân cư đô thị hầu hết chưa được thu gom xử lý đang tạo ra các áp lực đối với chất lượng môi trường. Khu vực nội đô thị có mật độ dân cư cao, chất thải rắn, nước thải sinh hoạt phát thải cũng cao hơn nhiều lần so với khu vực dân cư nông thôn trong cùng một đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 29 - 31)