Kết quả quan trắc môi trường đất năm 2018:

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 85 - 89)

Năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nhiệm vụ Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất tỉnh Hà Giang. Để đánh giá ảnh hưởng của các nguồn thải đến chất lượng môi trường đất khu vực, nhiệm vụ đã tiến hành lấy 757 mẫu để phân tích, đánh giá tại các vị trí khu vực nguồn thải, bao gồm: Các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản; khu xử lý, chôn lấp rác thải; khu chuyên canh đất nông nghiệp; các nghĩa trang lớn của thành phố và trung tâm các huyện; khu, cụm công nghiệp; các cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải.

(1) Chất lượng môi trường đất xung quanh khu vực khai thác, chế biến khoáng sản:

- Từ kết quả phân tích tại 300 mẫu đất gần 25 mỏ khai thác, chế biến khoáng sản cho thấy tất cả các kim loại nặng tại các điểm quan trắc đều có hàm lượng nằm trong quy chuẩn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT (Đất nông nghiệp). Tuy nhiên đối với từng khoanh đất, các mẫu đất càng gần khu khai thác, chế biến khoáng sản có hàm lượng kim loại nặng càng cao và có giá trị gần quy chuẩn nhất. Cụ thể:

- Chỉ tiêu Cd: Hàm lượng Cd tại các mẫu đất dao động trong khoảng 0,12 – 1,48 mg/kg đất khô. Tất cả các mẫu quan trắc đều có hàm lượng Cd nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đất nông nghiệp (1,5 mg/kg đất khô), tuy nhiên trong tổng số 300 mẫu quan trắc có tới 94 mẫu đất gần khu vực khai thác, chế biến khoáng sản, chiếm tỉ lệ 31,33% mẫu đất có hàm lượng Cd gần với giá trị giới hạn cho phép (GHCP) (≥70% giá trị GHCP). Cao nhất tại các vị trí: ĐKS01- gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản mangan Lùng Chang (Khu III) 1,45 mg/kg đất khô (tương đương 96,67% giá trị GHCP); ĐKS16 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản antimon Mậu Duệ 1,47 mg/kg đất khô (tương đương 98% giá trị GHCP); ĐKS32 1,48 mg/kg đất khô, ĐKS33 1,43 mg/kg đất khô - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản thiếc - vonfram khu vực Tả Phìn và

Tả Cố Ván; ĐKS43 1,46 mg/kg đất khô, ĐKS44 1,44 mg/kg đất khô - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản antimon Bản Trang; ĐKS56 1,47 mg/kg đất khô, ĐKS57 1,46 mg/kg đất khô - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản antimon Phe Thán; ĐKS92 1,48 mg/kg đất khô, ĐKS93 1,45 mg/kg đất khô - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản chì, kẽm Bản Kẹp (Khu Kẹp A).

- Chỉ tiêu Pb: Tất cả 300 mẫu đất quan trắc đều có hàm lượng Pb nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đất nông nghiệp (70 mg/kg đất khô), nhưng có tới 145 mẫu đất gần với giá trị GHCP (≥70% giá trị GHCP), chiếm tỉ lệ 48,33% tổng số mẫu. Trong đó có một số vị trí có hàm lượng Pb xấp xỉ giá trị GHCP ( ≥90% giá trị GHCP), điển hình: ĐKS32 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản thiếc - vonfram khu vực Tả Phìn và Tả Cố Ván 68,25 mg/kg đất khô (97,5% giá trị GHCP); ĐKS43 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản antimon Bản Trang 68,23 mg/kg đất khô (97,47% giá trị GHCP); ĐKS56 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản antimon Phe Thán 69,21 mg/kg đất khô (98,87% giá trị GHCP); ĐKS115 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản antimon Bản Đáy 68,98 mg/kg đất khô (98,54% giá trị GHCP); ĐKS225 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản mangan Lùng Chang (Khu I) 69,43 mg/kg đất khô (99,19% giá trị GHCP); ĐKS290 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản chì kẽm thôn Trung 69,93 mg/kg đất khô (99,9% giá trị GHCP).

- Chỉ tiêu Cu: Các mẫu đất quan trắc đều có hàm lượng Cu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đất nông nghiệp (100 mg/kg đất khô), dao dộng trong khoảng 24,84 – 98,68 mg/kg đất khô. Tuy nhiên có tới 43 mẫu đất có hàm lượng Cu xấp xỉ giá trị GHCP ( ≥90% giá trị GHCP), điển hình tại một số vị trí: ĐKS01- gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản mangan Lùng Chang (Khu III); ĐKS16 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản antimon Mậu Duệ; ĐKS43 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản antimon Bản Trang; ĐKS56 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản antimon Phe Thán; ĐKS92 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản chì, kẽm Bản Kẹp (Khu Kẹp A); ĐKS128 – gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản chì, kẽm Tà Pan;...

- Chỉ tiêu Zn: Mặc dù tất cả các mẫu quan trắc đều có hàm lượng Zn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đất nông nghiệp (200 mg/kg đất khô), tuy nhiên có tới 208 mẫu (chiếm 69,33%) có giá trị gần với GHCP (≥70% giá trị GHCP), hàm lượng Zn dao động trong khoảng 87,64 – 198,02 mg/kg đất khô.

- Chỉ tiêu As: Nhìn chung, hàm lượng As tại tất cả các mẫu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đất nông nghiệp (15 mg/kg đất khô), dao động trong khoảng 0,85 – 14,92 mg/kg đất khô, có 88 mẫu đất có hàm lượng As gần với GHCP (≥70% giá trị GHCP). Cao nhất tại vị trí ĐKS255 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản mangan Lùng Chang (Khu I) với hàm lượng 14,92 mg/kg đất khô (99,47% giá trị GHCP); ĐKS16 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản antimon Mậu Duệ 14,76 mg/kg đất khô (98,4% giá trị GHCP); ĐKS199 - gần Khu khai thác, chế biến khoáng sản sắt Tùng Bá (Nam Trung Vinh) 14,58 mg/kg đất khô (97,2% giá trị GHCP); ĐKS222 - gần

Khu khai thác, chế biến khoáng sản sắt Tùng Bá (Nam Hạ Vinh) 14,5 mg/kg đất khô (96,67% giá trị GHCP).

(2) Chất lượng môi trường đất xung quanh khu vực bãi rác, khu xử lý rác thải:

Từ kết quả lấy mẫu, phân tích 55 mẫu đất xung quanh 07 bãi rác trên địa bàn tỉnh cho thấy chất lượng môi trường đất xung quanh khu vực bãi rác tương đối tốt, tất cả 55 mẫu phân tích đều có hàm lượng các kim loại nặng nằm trong GHCP của QCVN 03-MT:2015/BTNMT.

- Chỉ tiêu Cd: Kết quả lấy mẫu, phân tích tại 55 vị trí đều có hàm lượng Cd rất thấp so với giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đất nông nghiệp (1,5 mg/kg đất khô), dao động trong khoảng 0,036 – 0,142 mg/kg đất khô. Hàm lượng Cd cao nhất tại vị trí ĐBT17 – gần bãi thải, xử lý chất thải trung tâm huyện Bắc Mê 0,142 mg/kg đất khô (chỉ bằng 9,47% giá trị GHCP).

- Chỉ tiêu Pb: Tất cả 55 mẫu đất quan trắc đều có hàm lượng Pb rất nhỏ so với giá trị giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đất nông nghiệp (70 mg/kg đất khô), dao động trong khoảng 1,02 – 15,47 mg/kg đất khô (tương ứng với 1,46 – 22,1% giá trị GHCP).

- Chỉ tiêu Cu: Các mẫu đất quan trắc đều có hàm lượng Cu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đất nông nghiệp (100 mg/kg đất khô). Tuy nhiên có một số vị trí hàm lượng Cu trong đất đạt trên 50% giá trị GHCP, cao nhất tại vị trí ĐBT27 - gần bãi thải, xử lý chất thải trung tâm huyện Hoàng Su Phì 62,84 mg/kg đất khô (62,84% giá trị GHCP); ĐBT43 58,63 mg/kg đất khô, ĐBT44 58,07 mg/kg đất khô - gần bãi thải, xử lý chất thải trung tâm huyện Xín Mần (Cốc Cooc); ĐBT17 - gần bãi thải, xử lý chất thải trung tâm huyện Bắc Mê 56,82 mg/kg đất khô.

- Chỉ tiêu Zn: Tất cả các mẫu quan trắc đều có hàm lượng Zn nhỏ hơn 50% giá trị GHCP của QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đất nông nghiệp (200 mg/kg đất khô), dao động trong khoảng 4,85 - 87,01 mg/kg đất khô.

- Chỉ tiêu As: Hàm lượng As tại 55 mẫu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đất nông nghiệp (15 mg/kg đất khô), dao động trong khoảng 0,34 – 9,05 mg/kg đất khô.

(3) Môi trường đất khu vực canh tác sử dụng thuốc BVTV:

Tư kết quả lấy mẫu, phân tích tại 364 mẫu đất của 143 khu vực canh tác trên địa bàn 05 huyện tỉnh Hà Giang cho thấy:

- Các kim loại nặng: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các kim loại nặng trong đất rất thấp so với ngưỡng cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT (Đất nông nghiệp).

- Hàm lượng Cd tại các điểm lấy mẫu có giá trị dao động trong khoảng 0,017 - 0,067 mg/kg đất khô, chỉ bằng 1,13 - 4,47% giá trị GHCP (1,5 mg/kg đất khô).

- Hàm lượng Pb tại 364/364 điểm quan trắc trên địa bàn 05 huyện có giá trị <4,92 mg/kg đất khô, nhỏ hơn rất nhiều lần so với ngưỡng cho phép của Quy chuẩn (70 mg/kg đất khô).

- Hàm lượng Cu trong đất tại các điểm lấy mẫu có giá trị nhỏ hơn nhiều lần so với giá trị GHCP của QCVN 03-MT:2015/BTNMT (Đất nông nghiệp), dao động trong khoảng 1,58 - 6,03, trong khi giá trị GHCP theo Quy chuẩn là 100 mg/kg đất khô.

- Tương tự hàm lượng Zn, As tại 364 điểm lấy mẫu cũng đều có giá trị rất thấp so với giá trị GHCP của QCVN 03-MT:2015/BTNMT (Đất nông nghiệp), hàm lượng Zn tại các vị trí <8,11 mg/kg đất khô trong khi ngưỡng cho phép là 200 mg/kg đất khô, hàm lượng As tại các vị trí <0,78 mg/kg đất khô nhỏ hơn gần 20 lần so với giá trị GHCP (15 mg/kg đất khô).

- Hóa chất BVTV: Theo kết quả phân tích dư lượng hóa chất BVTV trong tầng đất mặt cho thấy tại tất cả 364 điểm quan trắc đều có hàm lượng hóa chất BVTV rất thấp so với ngưỡng cho phép của QCVN 15:2008/BTNMT.

+ Hàm lượng hóa chất BVTV nhóm clo hữu cơ (Dieldrin, Aldrin, Endrin, Heptachlor) đều có hàm lượng <0,0001 mg/kg đất khô, trong khi ngưỡng cho phép theo Quy chuẩn của các hóa chất BVTV này là 0,01 mg/kg đất khô, nhỏ hơn tới 100 lần so với GHCP.

+ Hàm lượng hóa chất BVTV nhóm lân hữu cơ (Methyl Parathion, Methamidophos) đều có hàm lượng <0,0001 mg/kg đất khô, trong khi ngưỡng cho phép theo Quy chuẩn của các hóa chất BVTV này là 0,01 mg/kg đất khô, nhỏ hơn tới 100 lần so với GHCP.

(4) Chất lượng môi trường đất xung quanh khu, cụm công nghiệp:

Từ kết quả lấy mẫu, phân tích 06 mẫu đất xung quanh 02 KCCN tại Khu Công nghiệp Bình Vàng và Cụm công nghiệp Nam Quang cho thấy hiện tại, chất lượng môi trường đất xung quanh khu vực KCCN tương đối tốt, 06/06 vị trí quan trắc đều có hàm lượng các kim loại nặng thấp hơn nhiều lần so với GHCP của QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Cd thấp hơn GHCP từ 26 đến 79 lần; Pb thấp hơn GHCP từ 16 đến 35 lần; Cu thấp hơn GHCP từ 2 đến 9 lần; Zn thấp hơn GHCP từ 3 đến 12 lần và As thấp hơn từ 2 đến 7 lần. Tuy nhiên, so sánh giữa khu vực KCN Bình Vàng và CCN Nam Quang thì các vị trí quan trắc xung quanh KCN Bình Vàng có giá trị lớn hơn các vị trí quan trắc gần CCN Nam Quang.

(5) Chất lượng môi trường đất khu vực nghĩa trang:

Từ kết quả khảo sát, lấy mẫu tại 22 mẫu đất của 11 khu vực nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Hà Giang cho thấy, tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng tại 22/22 vị trí quan trắc đều có hàm lượng rất nhỏ so với GHCP trong Quy chuẩn: Chỉ tiêu Cd chỉ dao động trong khoảng 0,019 – 0,122 mg/kg đất khô trong khi GHCP 1,5 mg/kg đất khô; Pb dao động trong khoảng 1,86 – 5,18 mg/kg đất khô trong khi GHCP 70 mg/kg đất khô; Cu dao động trong khoảng 3,81 – 11,05 mg/kg đất khô trong khi GHCP 100 mg/kg đất khô; Zn dao động trong khoảng 5,87 – 23,18

mg/kg đất khô trong khi GHCP 200 mg/kg đất khô; As dao động trong khoảng 0,87 – 3,57 mg/kg đất khô trong khi GHCP 15 mg/kg đất khô.

Như vậy, chất lượng đất khu vực chưa bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh.

(6) Chất lượng môi trường đất xung quanh khu vực bệnh viện:

Từ kết quả lấy mẫu, phân tích 08 mẫu đất xung quanh 04 bệnh viện Cho thấy, tại 08/08 vị trí quan trắc khu vực 04 bệnh viện đều có hàm lượng các kim loại nặng thấp hơn nhiều lần so với GHCP của QCVN 03-MT:2015/BTNMT (Đất dân sinh): Cd thấp hơn GHCP 36 - 65 lần; Pb thấp hơn GHCP 17 - 22 lần; Cu thấp hơn GHCP 14 - 20 lần; Zn thấp hơn GHCP 18 - 25 lần và As thấp hơn từ 5 đến 7 lần. Như vậy, chất lượng môi trường đất khu vực bệnh viện chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

(7) Chất lượng môi trường đất khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung:

Từ kết quả quan trắc 02 mẫu đất tại Trung tâm thủy sản Hà Giang cho thấy, tại 02 điểm quan trắc các chỉ tiêu kim loại nặng đều có giá trị thấp hơn so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT (Đất nông nghiệp). Do vậy, đất khu nuôi trồng thủy sản Trung tâm thủy sản Hà Giang vẫn chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 85 - 89)