Hệ thống quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 127 - 129)

UBND tỉnh là cơ quan thống nhất quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Căn cứ các quy định của pháp luật, UBND tỉnh đã giao các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý về chất thải, cụ thể:

- Sở Xây dựng16 quản lý nhà nước về chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng;

- Sở Tài nguyên và Môi trường17 thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường; thực hiện quản lý về chất thải nguy hại; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hướng dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu;

- Sở Khoa học và Công nghệ18 quản lý chất thải phóng xạ.

- Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn: Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (chất thải trong sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi)19; quản lý về hóa chất bảo vệ thực vật, hướng dẫn thu gom bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng20.

- Sở Y tế quản lý, hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại21.

Ngày 04/6/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang ban hành Chỉ thị số 1085/CT-UBND về chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Hà Giang; theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên

16 Quyết định số 1699/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang

17 Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường

18 Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ.

19 Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Giang.

20 Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNN&PTNT-BTNMT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

21 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Giang được phê duyệt tại Quyết định số 2186/QĐ-UBND ngày 19/10/2018

và Môi trường là cơ quan đầu mối thống nhất tham mưu về công tác bảo vệ môi trường và quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh.

Số lượng công chức quản lý môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường còn chưa đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, cụ thể:

- Thanh tra Sở tham mưu cho lãnh đạo Sở trong công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực tài nguyên và môi trường hiện có 5 công chức; trong đó, chuyên môn chuyên ngành quản lý đất đai có 4 người, luật có 1 người.

- Chi cục Bảo vệ môi trường tham mưu cho lãnh đạo Sở trong công tác quản lý môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, hiện có 8 công chức; trong đó, chuyên ngành môi trường có 6 người, chuyên ngành khác có 2 người.

- Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường là đơn vị sự nghiệp công lập, thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2016. Việc đầu tư trang thiết bị quan trắc, phân tích môi trường gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí, đến tháng 8/2020 mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số VIMCERTS 264.

- Quỹ Bảo vệ môi trường thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2011, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Sở Tài chính. Lĩnh vực hoạt động chính của Quỹ Bảo vệ môi trường hiện nay là tiếp nhận tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Hiện có 01 nhân viên hợp đồng.

Đối với cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường bố trí 01 lãnh đạo phụ trách quản lý môi trường. Hiện còn 3/11 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố không có cán bộ chuyên trách tham mưu về quản lý môi trường; 100% cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường của Phòng Tài nguyên và Môi trường đều có trình độ chuyên môn từ cao đăng trở lên chuyên ngành môi trường. Hầu hết công chức, địa chính, giao thông, xây dựng, môi trường cấp xã đều có chuyên ngành đào tạo là quản lý đất đai, có 12/193 xã, phường, thị trấn có công chức địa chính, giao thông, xây dựng, môi trường có chuyên môn đại học chuyên ngành môi trường.

Bảng 10.1. Số lượng cán bộ quản lý môi trường cấp huyện và xã

Huyện

Phòng Tài nguyên và Môi trường Công chức Địa chính,

GTXD, Môi trường cấp xã

Lãnh đạo Chuyên viên

Phụ trách QLMT Chuyên ngành môi trường Chuyên trách QLMT Chuyên ngành môi trường Cán bộ kiêm nhiệm QLMT Chuyên ngành môi trường Bắc Mê 1 0 1 1 13 2 Bắc Quang 1 0 2 1 23 2 Đồng Văn 1 0 1 1 19 0 Mèo Vạc 1 0 0 0 18 0 Quản Bạ 1 1 0 0 13 0 Quang Bình 1 0 0 0 15 0 Hoàng Su Phì 1 0 1 0 24 5 Vị Xuyên 1 0 3 3 24 2

Huyện

Phòng Tài nguyên và Môi trường Công chức Địa chính,

GTXD, Môi trường cấp xã

Lãnh đạo Chuyên viên

Phụ trách QLMT Chuyên ngành môi trường Chuyên trách QLMT Chuyên ngành môi trường Cán bộ kiêm nhiệm QLMT Chuyên ngành môi trường Xín Mần 1 0 1 1 18 1 Yên Minh 1 0 1 1 18 0 TP. Hà Giang 1 0 1 1 8 0 Tổng cộng 11 1 11 9 193 12

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của UBND cấp huyện

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 127 - 129)