Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và cháy rừng

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 97 - 98)

- Biến đổi khí hâu: Hà Giang là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng của BĐKH. Trong điều kiện BĐKH, các HST bị chia cắt chắc chắn sẽ phản ứng chậm hơn trước những sự thay đổi này và có thể sẽ không tránh khỏi sự biến mất các loài sinh vật với tốc độ rất cao; ảnh hưởng đến các thuỷ vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy...) qua sự thay đổi nhiệt độ nước và mực nước làm thay đổi lớn tới thời tiết (chế độ mưa, bão, hạn hán, rét đậm rét hại, sương muối…), đặc biệt là tần suất và thời gian của những trận lũ và hạn hán lớn sẽ làm giảm năng suất sinh học của cây trồng nông, công và lâm nghiệp và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa.

- Ô nhiễm môi trường: Việc phát triển kinh tế – xã hội, lượng chất thải không được xử lý tăng dẫn tới ô nhiễm môi trường. Các hệ sinh thái và vùng sinh thái ở hầu hết các vùng đô thị tập trung và khu công nghiệp, khai thác khoáng sản cũng là đối tượng bị tác động do chất thải. Ở nồng độ cao, bụi, các khí độc (SO2, NOx) có thể gây hại đến cây cỏ và động vật hoang dã. Nước thải chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, các hóa chất độc hại có thể gây chết tôm, cá; các chất dinh dưỡng (N, P) ở nồng độ cao có thể gây phú dưỡng hóa nước sông, hồ dẫn đến ảnh hưởng xấu đến các loài động thực vật thủy sinh.

- Cháy rừng: Do thời tiết khô hạn diễn ra thường xuyên nên hiện tượng cháy rừng vẫn thường xảy ra tại một số địa nơi trên địa bàn tỉnh. Cháy rừng làm mất đi sinh cảnh tự nhiên các loài sinh vật, ngoài ra, làm suy giảm những loài sinh vật đặc hữu của các khu HST quý hiếm.

161 136,9 163,4 199,8 52,5 0 50 100 150 200 250 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 6.3. Diện tích rừng bị cháy qua các năm (ha)

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 97 - 98)