Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 42 - 46)

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 136 trang trại. Trang trại quy mô lớn (từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên) có 02 trang trại. Trang trại quy mô vừa (từ 30 đến dưới 300) có 12 trang trại. Trang trại quy mô nhỏ (từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi) có 122 trang trại. Cụ thể:

- Trang trại chăn nuôi hỗn hợp: 103 quy mô nhỏ, 10 quy mô vừa, 01 quy mô lớn.

1 Đánh giá nguồn gây ô nhiễm không khí, nước và đất – Phần 1, WHO, 1993.

- Trang trại chăn nuôi trâu: 6 quy mô nhỏ.

- Trang trại chăn nuôi lợn: 11 quy mô nhỏ, 1 quy mô lớn. - Trang trại chăn nuôi gia cầm 2 quy mô nhỏ, 2 quy mô vừa.

Hiện nay, trên địa tỉnh các cơ sở chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo quy mô vừa và nhỏ. Các cơ sở chăn nuôi trâu bò với quy mô khoảng 15- 50 con, cơ sở chăn nuôi lợn với quy mô khoảng 50 - 200 con, các cơ sở chăn nuôi gia cầm với quy mô khoảng 1000 - 2000 con. Qua việc áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi khác nhau như: Vườn - chuồng trại, vườn - ao - chuồng, chuồng trại các sơ sở đã từng bước phát triển rộng mô hình chăn nuôi. Đặc biệt việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, chương trình, dự án của Trung ương theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và huyện khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức gia trại, sản xuất hàng hóa.

Báo cáo tổng hợp “Nhiệm vụ Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh” năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện điều tra tại 168 trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh cho thấy, phần lớn các trang trại có quy mô nhỏ, sản xuất hộ gia đình; có 56/168 trang trại, gia trại chăn nuôi chưa có công trình xử lý nước thải. Các trang trại, gia trại còn lại nước thải đều được xử lý bằng phương pháp biogas.

Theo số liệu thống kế năm 2017 cho thấy, tổng số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh là 5.242.216 con; Trong đó: trâu, bò 291.803 con, lợn 555.381 con, gia cầm 4.226,2 ngàn con, ngựa, dê 168.832 con. Theo niên giám thống kê tỉnh năm 2019, tổng đàn gia sức, gia cầm của tỉnh tại thời điểm 01/01/2020 so với năm 2018 như sau: đàn trâu 166.569 con (-2,3%), bò 119.583 con (+2,2%), lợn 529.865 con (-15,4%), đàn gia cầm 4.965,7 nghìn con (+4,3%); dê 163.314 con.

Tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong một ngày đối với loại hình sản xuất chăn nuôi không ngừng tăng theo thời gian. Kết quả tính toán tổng lượng phát sinh chất thải rắn năm 2017 lên tới 5.899.855 kg/ngày. Trong đó, lượng chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi trâu là lớn nhất với tổng lượng chất thải phát sinh trong 1 ngày đối với tổng đàn trâu trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2017 là 2.570.130 kg/ngày và thấp nhất là các trang trại nuôi dê với tổng lượng chất thải phát sinh là 250.193 kg/ngày. Qua bảng 2.16 cho thấy tổng lượng chất thải rắn không ngừng tăng qua các năm trong giai đoạn 2016-2020.

Bảng 2.17. Tình hình phát sinh CTR trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2017 và so sánh năm 2019

TT Loài vật Hệ sốTổng lượng chất thải phát sinh trong 1 ngày (kg/ngày)

(kg/ngày/con) 2015 2016 2017 2019*

1 Lợn 2 1.136.818 1.061.392 1.110.762 1.059.730

2 Trâu 15 2.446.410 2.540.010 2.570.130 2.498.535

3 Bò 10 1.020.080 1.040.160 1.104.610 1.195.830

TT Loài vật Hệ sốTổng lượng chất thải phát sinh trong 1 ngày (kg/ngày)

(kg/ngày/con) 2015 2016 2017 2019*

5 Gia cầm 0,2 826.000 847.520 864.160 993.140

Tổng 5.658.805 5.725.461 5.899.855 5.992.206

Nguồn: Báo cáo tổng hợp “Nhiệm vụ Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh” - Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2018

Ghi chú: (*) cập nhật số liệu năm 2019 để so sánh.

Ngoài ra, theo kết quả điều tra, khảo sát tại 168 trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2018 cho thấy, tổng lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh là 20.877,8 kg/ngày. Các chất thải rắn này được xử lý theo các phương pháp khác nhau và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chăn nuôi của các chủ hộ như: Ủ phân làm phân bón, xử lý bằng hầm Biogas, bón nương rẫy, chôn đốt… Tuy nhiên, các phương pháp này không thể xử lý triệt để chất thải phát sinh, một lượng lớn chất thải được thải trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí tại các khu vực có hoạt động trang trại chăn nuôi. Cụ thể:

+ Một lượng lớn chất thải rắn thải môi trường mà không được xử lý, không được che đậy khi có mưa, các chất thải này sẽ bị hòa tan, một phần sẽ ngấm xuống môi trường đất gây ra ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm nước dưới đất và hiện tượng phú dưỡng cục bộ tại các khu vực có phát sinh chất thải.

+ Một phần chất thải bị hòa tan sẽ được thải xuống các khu vực ao hồ sông suối trong khu vực, gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nước mặt khu vực. Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước tại các khu vực này thường là ô nhiễm do các thành phần hữu cơ nên thường gây ra các mùi hôi, thối.

+ Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi tại các trang trại là nguồn gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường không khí. Từ quá trình dự trữ, xử lý phân bón cho đồng ruộng, một lượng lớn CO2, CH4, N2O, CH3… được phát tán vào khí quyển gây hiệu ứng nhà kính. Chất thải rắn có hàm lượng N và P cao. Từ quá trình phân hủy chất thải rắn phát thải ra các khí độc hại, gây ra các mùi hôi thối trong chuồng nuôi. Các vi sinh vật phân hủy phân gia súc, gia cầm hình thành các khí CH3, CH2. Để phân giải được các protein trong chất thải rắn, các vi sinh vật phải tiết ra các men protease ngoại bào phân giải protein thành polypeptit, olygopeptit. Các chất này tiếp tục được phân giải thành các con đường khác nhau, thường là các phản ứng khử amin, khử carboxyl hình thành các khí thải. Các mùi hôi, thối, các khí thải phát sinh từ chất thải này sẽ được khuếch tán vào không khí và dưới tác động của gió các khí thải này sẽ được lan truyền trong môi trường không khí một cách nhanh chóng và gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí.

Nước thải các trang trại chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng và có thể chứa một phần lượng phân gia súc, gia cầm thải ra. Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong các trang trại chăn

nuôi. Việc sử dụng nước tắm cho gia súc hay rửa chuồng trại làm tăng lượng nước thải đáng kể, gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý nước thải.

Thành phần nước thải rất phong phú, bao gồm chất rắn dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp chất nitơ và photpho. Các thành phần hữu cơ trong nước thải chăn nuôi đều dễ phân hủy, chiếm 70-80% gồm xenlulo, protit, axit amin, chất béo, hydrat cacbon và các dẫn xuất của chúng trong phân, trong thực ăn thừa. Nước thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do đó dạng lỏng và giàu hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao. Chúng có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường đất, nước và không khí.

Khí thải chăn nuôi phát sinh từ 3 nguồn chính:

+ Khí thải phát sinh từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi: Lượng khí thải phát sinh từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi phụ thuộc một số yếu tố như loại hình chăn nuôi, trình độ quản lý, cách thu gom, mức độ thông gió của hệ thống chuồng nuôi…. Ngoài ra, lượng khí thải từ chuồng nuôi còn phụ thuộc vào thời gian, ban ngày khi gia súc gia cầm hoạt động thường phát tán nhiều khí thải hơn ban đêm, mùa hè phát tán khí thải nhiều hơn mùa đông, do vận động của con vật và nhiệt độ cao làm tăng khả năng phân hủy chất thải của vi sinh vật.

+ Khí ô nhiễm phát sinh từ hệ thống lưu trữ chất thải chăn nuôi: Khí ô nhiễm phát sinh từ hệ thống lưu trữ chất thải chăn nuôi thường phụ thuộc vào loại hình bể chứa, hệ thống thu gom, xử lý… Bể chứa có nền xi măng kín thường hạn chế phát sinh khí ô nhiễm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khí thải phát sinh từ đồng ruộng, vườn cây... được bón phân gia súc hay từ ao cá sử dụng phân gia súc làm thức ăn. Lượng phân, trạng thái của phân hay kỹ thuật bón phân đều ảnh hưởng đến lượng khí thải phát sinh từ phân. Nếu bón phân ủ đúng kỹ thuật sẽ giảm khí gây mùi, bón phân lỏng sẽ dễ tạo khí hơn phân rắn, bón phân lấp kín sẽ hạn chế việc tạo và phát thải khí vào môi trường.

Nhìn chung, các khí ô nhiễm có thể phát sinh khắp mọi nơi từ chuồng trại chăn nuôi, quá trình thu gom, dự trữ và phát sinh chất thải. Sự thâm canh trong chăn nuôi, sự phát triển của các yếu tố phục vụ cho chăn nuôi tập trung như chuồng trại, thức ăn tổng hợp đang ảnh hưởng lớn đến các vấn đề môi trường, góp phần gây nên sự suy thoái môi trường, làm ô nhiễm bầu khí quyển, góp phần gây nên tác động toàn cầu như hiệu ứng nhà kính (chủ yếu sự đóng góp của các khí CH4, NOx, CO2…), mưa axít (chủ yếu sự đóng góp của NH3)… làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí, phá hoại mùa màng và làm chết rừng.

Bên cạnh đó, quá trình chăn nuôi không tránh khỏi dịch bệnh làm chết động vật nuôi buộc phải tiêu hủy. Hình thức tiêu hủy là chôn lấp, ưu tiên quỹ đất tại các gia trại chăn nuôi. Trong trường hợp không thực hiện nghiêm túc việc tiêu hủy bảo đảm yêu cầu kỹ thuật sẽ gây ô nhiễm môi trường khu vực chôn lấp, ảnh hưởng đến chất lượng đất, nguồn nước.

Năm 2019, 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra dịch tả lợn Châu Phi. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2019 có tổng số 2.014 hộ trên địa bàn 91 xã tại 09 huyện và thành phố Hà Giang xảy ra dịch với 13.212 con lợn với tổng trọng lượng 541.470,6 kg bị chết và tiêu hủy; năm 2020 đến thời điểm ngày 30/10/2020 có tổng số lợn chết và tiêu hủy là 2.218 con trọng lượng 99.025kg/406 hộ/39 xã/8 huyện, thành phố.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 42 - 46)