Triển khai các công cụ trong quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 130 - 135)

10.5.1. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cấp tỉnh:

Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện theo quy định trong quá trình lập quy hoạch và lồng ghép vào quy hoạch theo quy định. Từ năm 2016 - 8/2020, UBND tỉnh Hà Giang quyết định phê duyệt 54 ĐTM, 01 đề án bảo vệ môi trường chi tiết của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện công khai, chặt chẽ theo quy định pháp luật, có sự tham gia phối hợp của chính quyền cơ sở, đại diện cộng đồng dân cư (thôn, tổ dân phố) trong quá trình thẩm định.

10.5.2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được tăng cường thực hiện.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện và thành phố về bảo vệ môi trường (chuyên đề hoặc lồng ghép) tập trung vào các cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản, thủy điện, sản xuất, chế biến nông lâm sản, … có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường. cụ thể như sau:

Trong năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện đã tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với 194 cơ sở, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường một cơ sở với số tiền là 319,96 triệu đồng và đình chỉ 03 tháng hoạt động xả nước thảii ra môi trường. Quý IV năm 2015 và Quý I năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh phối hợp tham gia Đoàn Thanh tra Tổng cục Môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với 21 đơn vị trên địa bàn; kết quả thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 06 đơn vị vi phạm, trong đó: đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 05 đơn vị, với tổng số tiền phạt là 895,4 triệu đồng; buộc 01 đơn vị phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Năm 2017, UBND tỉnh đã chỉ đạo tiến hành 01 cuộc thanh tra liên ngành22 tại 18 dự án khai thác, chế biến khoáng sản, tiến hành 01 cuộc kiểm tra liên ngành23 tại 24 nhà máy thủy điện và 9 dự án thủy điện trong việc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó có pháp luật bảo vệ môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường thành tiến hành 01 cuộc thanh tra24 việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường 03 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Vị

22 Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 03/3/2017 về thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang

23 Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các nhà máy thủy điện đang vận hành và các công trình thủy điện đang đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

24 Quyết định thanh tra số 222/QĐ-STNMT ngày 31/10/2017 về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Vị Xuyên.

Xuyên; Tiến hành 02 cuộc kiểm tra25 việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, môi trường, đất đai tại 19 dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tiến hành kiểm tra, làm rõ việc xả thải gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Ngọc Minh (huyện Vị Xuyên), hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường tại Cụm công nghiệp Nam Quang (huyện Bắc Quang). Qua thanh tra, kiểm tra đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với 06 cơ sở (03 cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản, 01 cơ sở khai thác khoáng sản, 01 dự án thủy điện, 01 cơ sở luyện kim) với tổng số tiền xử phạt trên 975 triệu đồng.

Năm 2018, UBND tỉnh chỉ đạo tiến hành 01 cuộc thanh tra liên ngành26 tại 08 dự án khai thác, chế biến khoáng sản; tiến hành 01 cuộc kiểm tra liên ngành27 tại 10 dự án khai thác cát, sỏi trên sông Lô dọc Quốc lộ 2 trong việc khắc phục những tồn tại trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, việc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan trong đó có pháp luật bảo vệ môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành 05 cuộc kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường28. Qua thanh tra, kiểm tra đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với 02 cơ sở tổng số tiền 110 triệu đồng.

Năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành 01 cuộc thanh tra chuyên ngành29 tại 03 dự án thủy điện; 02 cuộc kiểm tra liên ngành30 tại 42 dự án khai thác khai thác khoáng sản, việc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan trong đó có pháp luật bảo vệ môi trường; 02 cuộc kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường31. Qua thanh tra, kiểm tra đã kịp thời nhắc nhở và chấn chỉnh các đơn vị thực hiện ngiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.

25 - Quyết định số 199/QĐ-STNMT ngày 06/10/2017 thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường đất đai đối với những đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên;

- Quyết định số 238/QĐ-STNMT ngày 16/11/2017thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường đất đai đối với những đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn TP Hà Giang và huyện Yên Minh.

26 Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 28/3/2018 về thanh tra việc thành lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang

27 Công văn số 2355/UBND-KTN ngày 02/7/2018 của UBND tỉnh Hà Giang về việc khắc phục những tồn tại bất cập trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh

28 Kiểm tra việc xả thải xuống sông Nho Quế huyện Mèo Vạc của Nhà máy thủy điện Nho Quế 1; kiểm tra, việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của trang trại lợn (huyện Vị Xuyên); kiểm traviệc sử dụng hóa chất trong khai thác, chế biến khoáng sản tại mỏ Antimon Po Ma, xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc); kiểm tra, làm rõ việc xả thải gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Ngọc Minh (huyện Vị Xuyên), hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường tại Cụm công nghiệp Nam Quang (huyện Bắc Quang)

29 Quyết định số 204/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện trên địa bàn các huyện Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần, tỉnh Hà Giang

30 Kế hoạch số 35/KH-STNMT ngày 26/4/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường kế hoạch làm việc với các chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản trong việc chấp hành quy định ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; Kế hoạch số 55/KH-STNMT ngày 30/8/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường, đất đai đối với những đơn vị được cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh và thành phố Hà Giang.

31 Công văn số 1409/UBND-KTTH ngày 13/5/2019 của UBND tỉnh Hà Giang về việc kiểm tra, xử lý ô nhiễm môi trường; Công văn số 3254/UBND-KTTH ngày 11/10/2019 của UBND tỉnh Hà Giang về việc giao giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ Chín HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021

- Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường của lực lượng cảnh sát môi trường Công an tỉnh:

Bảng 10.4. Kết quả công tác BVMT của lực lượng cảnh sát môi trường

Chỉ số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 6 tháng đầu

năm 2020

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh tiến hành kiểm tra về công tác BVMT 270 265 285 407 389 Số cơ sở vi phạm trong công tác BVMT được phát hiện và xử lý 150 220 141 276 183 Số lượng động vật hoang đã thu giữ 01 cá thể hoẵng (đã giết mổ) 0 01 cá thể khỉ vàng 0 0 Số vụ án hình sự vi phạm về BVMT và đa dạng sinh học đã khởi tố 9 vụ/39 đối tượng 7 vụ/26 đối tượng 7 vụ/31 đối tượng 4 vụ/23 đối tượng 8 vụ/25 đối tượng Số tiền đã xử phạt vi phạm hành chính về BVMT và đa dạng sinh học do lực lượng công an xử phạt và tham mưu Quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh

608.350.000 702.160.000 1.051.950.000 813.395.000 481.700.000

Nguồn: Công an tỉnh

Giai đoạn 2016-6/2020, lực lượng cảnh sát môi trường công an tỉnh đã tổ chức kiểm tra 1616 cơ sở, phát hiện và xử lý 970 cơ sở vi phạm về công tác BVMT; điều tra, khởi tố 35 vụ án hình sự về BVMT và đa dạng sinh học; xử phạt vi phạm hành chính về BVMT và đa dạng sinh học trên 3,6 tỉ đồng.

10.5.3. Kiểm soát ô nhiễm và xử lý các nguồn gây ô nhiễm:

UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh32, tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn33, Chỉ thị chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Hà Giang34, chỉ đạo tăng cường

32 Công văn số 3375/UBND-NNTNMT ngày 27/9/2016

33 Công văn số 3637/UBND-KTN ngày 28/9/2018

quản lý và giám sát về rác thải sinh hoạt35, Chỉ thị về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa36. Theo đó, UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND các huyện thực hiện các biện pháp xử lý môi trường tại các bãi xử lý rác thải khu vực đô thị và vùng nông thôn, tập trung làm tốt công tác bảo vệ môi trường, hạn chế phát sinh ô nhiễm. Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch37 thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Giang; trong đó, giao Sở Y tế tiến hành kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại tất cả các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh; yêu cầu Giám đốc các bệnh viện nghiêm túc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải để hạn chế những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, thực hiện xử lý chất thải rắn y tế theo mô hình cụm.

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 26 cơ sở nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 và Quyết định phê duyệt bổ sung của UBND tỉnh Hà Giang38 trong đó 25 cơ sở thuộc khu vực công ích (bãi rác trung tâm các huyện, thành phố, các bệnh viện lớn, cơ sở bảo trợ xã hội) và 01 cơ sở ngoài khu vực công ích (nhà máy giấy Hải Hà). Đến nay đã và đang xử lý 20 cơ sở, trong đó 13 cơ sở39 đã hoàn thành xử lý, bàn giao đưa vào sử dụng và đang hoàn thiện hồ sơ để đưa ra khỏi danh sách; Xử lý 01 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại tổ 4, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang (chứng nhận tại Quyết định số 264/QĐ-STNMT ngày 31/12/2015); 02 cơ sở đang triển khai thực hiện và 06 cơ sở đã lập dự án nhưng chưa được bố trí kinh phí để triển khai thực hiện. Tiến độ thực hiện một số dự án chậm so với kế hoạch và dự án được phê duyệt do thiếu kinh phí đặc biệt là kinh phí đối ứng của tỉnh.

Theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015, các cơ sở có khối lượng chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên từ 600kg/năm trở lên hoặc phát sinh chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) thì phải đăng ký cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Giai đoạn 2016-2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận, thẩm định và cấp mới 13 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc các chủ nguồn thải chất thải nguy hại thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và gửi chứng từ chuyển giao chất thải nguy hại về Sở để tổng hợp, theo dõi.

10.5.4. Quan trắc và thông tin môi trường:

UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1710/QĐ-

35 Công văn số 2536/UBND-KTTH ngày 05/8/2020

36 Chỉ thị số 1867/CT-UBND ngày 13/10/2020

37 Quyết định số 2186/QĐ-UBND ngày 19/10/2018

38 Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của UBND tỉnh Hà Giang

39 Nâng cấp, cải tạo, xử lý bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Vị Xuyên; Nâng cấp, cải tạo, xử lý bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Đồng Văn; Nâng cấp, cải tạo, xử lý bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Quang Bình; Nâng cấp, cải tạo, bãi xử lý rác thải trung tâm huyện Yên Minh; Nâng cấp, cải tạo bãi xử lý rác thải thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần; đóng cửa bãi rác thành phố Hà Giang; nhà máy giấy Hải Hà; đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế tại bệnh viên đa khoa các huyện Vị Xuyên, Yên Minh, Bắc Mê, Xín Mần, Bắc Quang, Hoàng Su Phì

UBND ngày 16/8/2018. Theo đó, mạng lưới quan trắc môi trường định kỳ gồm 80 điểm (môi trường không khí ngoài trời và tiếng ồn 34 điểm; môi trường nước mặt lục địa 21 điểm; môi trường nước dưới đất 10 điểm; môi trường đất 7 điểm; môi trường trầm tích nước ngọt 7 điểm); mạng lưới quan trắc tự động, liên tục 10 trạm. Do nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ hàng năm còn hạn chế, Sở Tài nguyên và Môi trường cân đối kinh phí tổ chức thực hiện quan trắc môi trường định kỳ đối với môi trường không khí ngoài trời và tiếng ồn, nước mặt lục địa, nước dưới đất theo mạng lưới đã phê duyệt với tần suất 02 lần/năm.

Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường tại địa chỉ http://stnmt.hagiang.gov.vn và gửi các cơ quan liên quan qua hệ thống điều hành điện tử (VNPT-iOffice).

10.5.5. Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:

- Thuế và phí bảo vệ môi trường:

Cục Thuế tỉnh tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu. Sở Tài nguyên và Môi

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 130 - 135)