Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 135 - 136)

đã tiếp nhận tiền ký quỹ của 78 dự án khai thác khoáng sản với tổng số tiền ký là trên 39,9 tỉ đồng. Trong đó, tiền ký quỹ của năm 2016 là trên 3,86 tỉ đồng, năm 2017 là trên 1,62 tỉ đồng, năm 2018 là trên 4,98 tỉ đồng, năm 2019 là trên 5,98 tỉ đồng, năm 2020 là trên 5,42 tỉ đồng. Số tiền ký quỹ từng năm khác nhau do sự thay đổi về số tiền ký quỹ của từng dự án phải tính yếu tố trượt giá tại mỗi năm ký quỹ, sự thay đổi số dự án tham gia ký quỹ. UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm đôn đốc, làm việc trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp khai thác khoáng sản thực hiện nghiêm túc việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không thực hiện hoặc chậm thực hiện. UBND tỉnh đã quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản của một số chủ dự án do vi phạm pháp luật trong đó có quy định về ký quỹ.

10.6. Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và vấn đề áp dụng các công nghệ mới công nghệ mới

Trong giai đoạn 2016-2020, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống đã được triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, với tổng số 166 nhiệm vụ từ cấp Trung ương đến cấp huyện. Các nhiệm vụ tập trung giải quyết được những vấn đề cấp thiết, mang tính "đột phá" phù hợp với điều kiện, khả năng kinh tế của địa phương. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã có 2 nhiệm vụ được thực hiện là: Ứng dụng công nghệ lò đốt BD-ANPHA để xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quản Bạ (2013- 2015); Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi bò tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang (2018- 2020).

Trong áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện đề tài Nghiên cứu, Ứng dụng thuốcc trừ sâu thảo mộc trong sản xuất rau an toàn tại tỉnh Hà Giang (2015- 2016).

10.7. Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường vệ môi trường

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan truyên thông triển khai tuyên truyền sâu, rộng đến cán bộ, nhân dân về Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức công đồng được thực hiện với các hình thức phong phú, lồng gép với Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội40, đẩy mạnh công tác truyền thông tại cơ sở gắn với các phong trào của các tổ chức đoàn thể.

40 Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký quy chế phối hợp tuyên truyền về bảo vệ môi trường với Hội phụ nữ tỉnh, Hội nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động tỉnh; Chương trình phối hợp giữa Ban thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường với các tôn giao về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (chương trình số 17/CTPH-MTTQ-TNMT-CTG ngày 18/8/2016).

Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thường xuyên đưa các tin, bài về công tác bảo vệ môi trường, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về bảo vệ môi trường41. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp UBND các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động hưởng ứng các cuộc tuyên truyền, vận động về công tác bảo vệ môi trường hàng năm do Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động42 bằng các hình thức như: tổ chức lễ phát động hưởng ứng, thu dọn vệ sinh, treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ môi trường trên các trục đường giao thông chính, tổ chức ra quân hưởng ứng, thu gom, xử lý rác thải, khơi thông công rãnh, trồng cây xanh… Giai đoạn 2016-2020, Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ xây dựng Quy ước bảo vệ môi trường cho 59 thôn tại 6 xã điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị Truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát tài liệu tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ; Văn phòng Ban điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và trình UBND tỉnh ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới của tỉnh (trong đó có tiêu chí số 17 về môi trường). Các hoạt động tuyên truyền đã thu hút được sự quan tâm của cán bộ, nhân dân đối với công tác bảo vệ môi trường qua đó nhận thức về bảo vệ môi trường của cán bộ, nhân dân được nâng lên.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 135 - 136)