Hoạt động du lịch, dịch vụ:

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 50 - 52)

Đến tháng 11/2020 Hà Giang có 11 điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận gồm: Điểm Nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, Phố Cổ Đồng Văn, Điểm DL sinh thái Đồng Văn, Chợ Phiên Thị trấn Đồng Văn, Điểm DLCĐ Lũng Cẩm Trên, Lô Lô Chải huyện Đồng Văn; Điểm DLST hang Lùng Khúy, Khu nghỉ dưỡng H’mong village huyện Quản Bạ; Điểm DLCĐ Pả Vi Hạ huyện Mèo Vạc; 57 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia, 13 làng văn hóa du lịch cộng đồng đang khai thác hiệu quả. Toàn tỉnh có 295 điểm tài nguyên du lịch.

Bảng 2.22. Biểu tổng hợp các chỉ tiêu về phát triển du lịch Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 6 tháng đầu năm 2020 1. Khách du lịch Lượt người 853.746 1.023.653 1.136.963 1.401.366 258.759 - Quốc tế 176.537 169.689 273.193 225.131 32.967 - Trong nước 677.209 853.964 863.770 1.176.205 225.972 2. DN lữ hành Doanh nghiệp 8 10 11 15 15 Trong đó DNLH quốc tế 2 2 2 2 2 3. Cơ sở lưu trú - Số cơ sở Cơ sở 183 239 325 711 824 - Số buồng Buồng 2.750 3.007 3.861 6.578 7.500 - Công suất sử dụng phòng % 75 70 70 75

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Khách du lịch đến Hà Giang tăng hàng năm, bình quân giai đoạn 2015- 2020 tăng khoảng 14,6%. Trong nửa đầu năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lượng khách du lịch đến tỉnh sụt giảm mạnh.

Số lượng cơ sở lưu trú ở Hà Giang đã tăng nhanh trong thời gian trở lại đây nhằm đáp ứng nhu cầu du khách ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc đầu tư các cơ sở lưu trú mang tính tự phát, thiếu hướng dẫn và định hướng phù hợp, chất lượng trang thiết bị còn hạn chế, chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản. Các cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Giang và huyện Đồng Văn. Vào mùa cao điểm, lượng khách tăng cao quá khả năng đáp ứng của số lượng cơ sở lưu trú, nhưng mùa thấp điểm, nhiều cơ sở hầu như không có khách. Công suất khai thác bình quân trong năm khoảng từ 70-75%. Toàn tỉnh hiện nay có 250 nhà hàng, phân bố chủ yếu tập trung ở các trung tâm đô thị, đông dân cư trong đó có 9 nhà hàng được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Hoạt động du lịch phát triển trong thời gian qua đã gây những sức ép đến môi trường tự nhiên của tỉnh. Môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng, thông qua việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng. Ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn do các chất thải chưa được xử lý, vứt rác bừa bãi, lượng phương tiện vận tải phục vụ hoạt động du lịch gia tăng. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng các công trình phục vụ du lịch mất cân bằng sinh thái, thay đổi cảnh quan, đẩy nhanh quá trình xói mòn, giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp. Các tuyến đường du lịch khám phá các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia làm xáo trộn môi trường sống tự nhiên của các loài động vật, …

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 50 - 52)