Tỉ lệ đô thị hóa

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 30 - 40)

Dân số toàn đô thị: là dân số của khu vực nội thị và khu vực ngoại thị.

Tỉ lệ đô thị hóa (%): Tổng dân số các khu vực nội thị trong địa giới hành chính của đô thị (người)

(Thông tư số 06/2018/TT-BXD)

Trên địa bàn tỉnh có 14 đô thị được đánh giá phân loại, trong đó 1 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 12 đô thị loại V. Hiện nay mới chỉ có thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (Yên Minh) được đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, thành phố Hà Giang đang thi công hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt thuộc dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hà Giang. Các đô thị còn lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải thoát theo rãnh dọc của đường giao thông, kênh mương của khu dân cư.

Số lượng dân số nội thị tăng lên trong khi hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của khu vực đô thị chưa có nhiều cải thiện, nước thải sinh hoạt khu dân cư đô thị hầu hết chưa được thu gom xử lý đang tạo ra các áp lực đối với chất lượng môi trường. Khu vực nội đô thị có mật độ dân cư cao, chất thải rắn, nước thải sinh hoạt phát thải cũng cao hơn nhiều lần so với khu vực dân cư nông thôn trong cùng một đơn vị diện tích.

2.2. Sức ép hoạt động công nghiệp

Nhìn chung, quy mô ngành công nghiệp của tỉnh Hà Giang còn nhỏ. Đối với công nghiệp năng lượng được trình bày riêng tại mục 2.4, các ngành công nghiệp còn lại có một số đặc điểm gây sức ép đối với môi trường như sau:

2.2.1. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Thực hiện các quy hoạch khoáng sản kim loại trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp 66 giấy phép khai thác mỏ khoáng sản kim loại, gồm 13 mỏ quặng sắt, 10 mỏ quặng chì kẽm, 29 mỏ quặng mangan, 06 mỏ quặng antimon, 06 mỏ quặng vàng, 02 mỏ quặng mica; trong đó có 08 giấy phép do Bộ cấp và 59 giấy phép do UBND tỉnh cấp. Đến nay, có 31 giấy phép (mỏ) còn hiệu lực và 35 giấy phép (mỏ) hết hạn (chấm dứt hiệu lực).

- Đối với 31 giấy phép còn hiệu lực: có 05 mỏ đang hoạt động khai thác;

12 mỏ dừng hoạt động khai thác; 14 mỏ chưa hoạt động khai thác (trong đó có 05 mỏ mới được cấp phép, chưa đi vào hoạt động khai thác). Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND tỉnh thu hồi 08 giấy phép, hiện UBND tỉnh chưa quyết định thu hồi.

- Đối với 35 giấy phép hết hạn: có 04 mỏ đã được UBND tỉnh quyết định đóng cửa mỏ, 02 mỏ được quyết định trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, 09 mỏ đã và đang triển khai công tác cải tạo, phục hồi môi trường theo đề án đóng cửa mỏ được UBND tỉnh phê duyệt, 04 điểm mỏ đang trong quá trình thẩm định đề án đóng cửa mỏ, 16 điểm mỏ chưa được thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ (trong đó có 07 điểm mỏ chưa hoạt động khai thác, hiện trạng chưa thay đổi so với thời điểm cấp phép).

Thực hiện quy hoạch khoáng sản làm VLXD thông thường được ban hành, UBND tỉnh đã cấp 51 giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường, gồm 31 mỏ cát, sỏi, 19 mỏ đá vôi và 01 mỏ sét. Đến nay, có 50 giấy phép còn hiệu lực và 01 giấy phép hết hạn. Hiện nay có: 33 mỏ đang hoạt động khai thác;

06 mỏ tạm dừng hoạt động khai thác; 11 mỏ chưa hoạt động khai thác đang tiến

hành xây dựng cơ bản mỏ và hoàn thiện các thủ tục sau cấp phép để đưa mỏ vào hoạt động khai thác. Đối với 01 giấy phép hết hạn (mỏ đá vôi Làng Đông, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên), hiện doanh nghiệp đã hoàn thiện hồ sơ để cấp lại giấy phép khai thác theo quy định.

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên và đời sống của người dân, đặc biệt là vấn đề nước thải từ hoạt động tuyển quặng, bụi do quá trình vận chuyển.

Đặc điểm của nước thải từ hoạt động tuyển quặng (sắt, mangan, thiếc và wonfran, chì kẽm) có tổng chất rắn lơ lửng, kim loại nặng cao. Các các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh phần lớn đầu tư thu gom xử lý qua hệ thống các ao lắng, bùn thải quặng đuôi trong ao lắng định kỳ nạo vét chở ra bãi thải của mỏ, phần nước thải cuối hệ thống ao lắng được bơm tuần hoàn tái sử dụng phục vụ quá trình tuyển quặng theo cám kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, do các nhà máy tuyển quặng thường đặt cạnh dòng suối, ao lắng đắp bằng đập đất nên có những thời điểm xảy ra sự cố tràn bùn thải, nước thải ra suối ảnh hưởng đến nước phục vụ tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp của người dân phía hạ lưu.

Trong giai đoạn 2016-2020, đơn vị có hoạt động xả nước thải ra môi trường lớn nhất trong các mỏ là Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông - mỏ sắt Sàng Thần, Minh Sơn, Bắc Mê có lưu lượng nước thải từ hoạt động tuyển quặng trung bình theo tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là 4.403,09 m3/ngày đêm.

Các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh quy hoạch vị trí bãi đổ thải trong (tận dụng đáy moong kết thúc khai thác làm bãi thải) và bãi đổ thải ngoài diện tích cấp phộp khai thỏc để làm khu vực đổ thải đối với đất đỏi thải và được xỏc định rừ vị trớ trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong quá trình khai thác, chế biến của các điểm mỏ, đất đá thải được vận chuyển, đổ thải tại các bãi thải theo cam kết; tuy nhiên, do khu vực khai thác, đổ thải thường nằm tại khu vực có địa hình chia cắt, quá trình đổ thải của một số dự án chưa tuân thủ đúng quy trình (xây dựng đập chắn chân bãi thải, cắt tầng bãi thải…) nên khi có mưa đã cuốn đất đá từ bãi thải gây ô nhiễm môi trường nước và bồi lắng sông suối. Theo số liệu thống kê lượng đất đá thải ra tại các mỏ khai thác khoáng sản năm 2017 cho thấy, để khai thác được quặng thì lượng đất, đá bốc xúc ra là khá lớn, Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang chủ mỏ Antimon Mậu Duệ trong năm 2017 đã thải ra môi trường 383.547 m3 đất đá, Cty An Thông là 14.066 m3 và Công ty cổ phần đầu tư khai thác chế biến khoáng sản Hà Giang là 11.464 m3, thể hiện tại bảng dưới đây.

Bảng 2.8. Tổng hợp khối lượng CTR một số mỏ năm 2017

STT Tên cơ sở kinh doanh Loại khoáng sản khai thác

Số lượng đất đá, bốc xúc thải ra (m3)

1 Công ty CP ĐT khoáng sản An Thông Quặng sắt 14.066

2 Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang

Quặng

antimon 383.547

3 Công ty cổ phần đầu tư khai thác chế

biến khoáng sản Hà Giang Mangan 11.464

STT Tên cơ sở kinh doanh Loại khoáng

sản khai thác Số lượng đất đá, bốc xúc thải ra (m3)

4 Công ty TNHH Sơn Lâm Mangan 47.012

{Nguồn: Biểu tổng hợp kết quả thu phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2017- Cục Thuế tỉnh Hà Giang}

Chất thải nguy hại trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản chủ yếu là dầu mỡ thải từ bảo dưỡng phương tiện giao thông được lưu trữ trong các thùng phuy có nắp đậy kín và bố trí khu vực lưu giữ tạm thời phù hợp. Do khối lượng chất thải nguy hại nhỏ, nằm tại địa bàn giao thông đi lại khó khăn nên hầu hết các mỏ gặp khó khăn trong việc thuê đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp (các đơn vị này ở địa bàn Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên, …) để vận chuyển, xử lý. Qua công tác thanh tra, kiểm tra những năm qua chưa phát hiện trường hợp để xảy ra rò rỉ dầu mỡ thải ra ngoài môi trường.

Các mỏ khai thác khoáng sản, đặc biệt là mỏ đá vôi phát sinh lượng lớn bụi trong hoạt động nghiền quặng, vận tải quặng đã thực hiện các biện pháp như bố trí vòi phun nước dập bại tại đầu cấp liệu trạm nghiền, bố trí mương nước làm ẩm lốp xe tải trước khi ra khỏi mỏ, phun nước định kỳ hàng ngày dọc tuyến đường vận tải qua khu dân cư, quy định khung giờ xe vận tải được đi qua khu dân cư nhằm tránh ảnh hưởng xấu của tiếng ồn, sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai trong hoạt động khai thác đá nhằm giảm thiểu đá văng ngoài ý muốn, giảm rung chấn ảnh hưởng đến bên ngoài khu vực nổ mìn. Nhìn chung, các mỏ khai thác khoáng sản đã thực hiện tương đối tốt các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên, có một số mỏ có cung đường vận chuyển xa, khối lượng vận chuyển hằng ngày lớn như mỏ sắt Sàng Thần tại xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường giao thông, một số mỏ khai thác gần khu dân cư như mỏ đá vôi tổ 5, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang, mỏ đá vôi Pắc Luốc 1 và Pắc Luốc 2 thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh có ảnh hưởng xấu bởi bụi, rung, đá văng đến khu vực dân cư, … đã được cử tri phản ánh đến các cơ quan chức năng để xử lý, giải quyết.

2.2.2. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống

* Hiện trạng sản xuất tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm:

Đến nay, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 01 cơ sở giết mổ gia súc tập trung có quy mô lớn theo công nghệ bán tự động của Công ty TNHH AH tại tổ 1 phương Minh Khai thành phố Hà Giang. Theo thiết kế, cơ sở này có quy mô 400 con/ngày.

Thực tế hoạt động mỗi ngày chỉ tiếp nhận giết mổ khoảng trên 20 con lợn theo phương pháp thủ công, lưu lượng nước thải của lò mổ khoảng 6m3/ngày đêm, không đạt công suất theo thiết kế. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng trăm hộ gia đình cung cấp dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm với quy mô nhỏ lẻ hình thành tự phát, thực hiện giết mổ thủ công.

Các công trình xử lý nước thải từ các lò giết mô gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh còn thô sơ. Theo Báo cáo tổng hợp “Nhiệm vụ Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn

tỉnh” năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường, kết quả điều tra tại 12 cơ sở giết mổ gia súc gia, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hà Giang cho thấy: Có 8/12 đơn vị có công trình xử lý nước thải, trong đó chủ yếu là sử dụng công nghệ hầm Biogas.

* Hiện trạng môi trường tại các cơ sở chế biến lâm sản

Các cơ sở chế biến lâm sản tại tỉnh tập trung chủ yêu tại vùng II gồm 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần và vùng III gồm 4 huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và thành phố Hà Giang.

Cơ sở chế biến gỗ tại tỉnh chủ yếu là chế biến ván ép, ngoài ra còn có cơ sở xẻ, đóng đồ gia dụng,…Theo thống kê năm 2017 có 21 doanh nghiệp chế biến và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa. Ngoài các doanh nghiệp tại tỉnh có trên 140 các cơ sở chế biến và sản xuất nhỏ lẻ các sản phẩm từ gỗ tre, nứa. Các cơ sở chế biến gỗ chủ yếu là vừa và nhỏ nên về trang thiết bị trong sản xuất chưa được đầu tư với số lượng lớn để phục vụ sản xuất.

Chất thải rắn chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: Vỏ cây, bìa bắp, cành, ngọn, mùn cưa, phoi bào... Tùy theo mục đích sản xuất các sản phẩm cuối cùng mà chất thải rắn phát sinh vói lượng khác nhau.

Nước thải công nghiệp chế biến lâm sản chủ yếu là dung dịch thừa trong quá trình xử lý, nước luộc gỗ, bảo quản gỗ, dung dịch keo dán, sơn còn dư lại trên thiết bị, trong bao bì đựng. Thực tế quá trình sản xuất, để đảm bảo hiệu quả kinh tế, các cơ sở kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng triệt để nguyên phụ liệu. Vì vậy, lượng phát sinh nước thải trong công nghiệp chế biến lâm sản là không lớn. Kết quả rà soát tháng 10/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Nhà máy gỗ công nghiệp Vị Xuyên cho thấy nhà máy chi sử dụng một lượng nước rất ít khoang 60 lít/ngày đê vệ sinh thiết bị pha keo, còn lại một lượng lớn nước thải la nước thải sinh hoạt của công nhân.

Chất thải dạng khí có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường thường phát sinh trong quá trình phun sơn, ép nhiệt khi sử dụng các loại keo nhiệt dẻo như keo phenol focmandehit, xử lý bảo quản gỗ các hóa chất có mùi hắc, khói lò phát sinh trong khâu sấy gỗ, ...

Trong ngành chế biến lâm sản, nguyên liệu sơn, keo và dung môi pha chế là nhóm nguyên liệu có nguy cơ cháy nổ cao. Đặc biệt là gỗ là vật liệu rất dễ bắt cháy trong điều kiện nhiệt độ không khí cao.

Theo Báo cáo tổng hợp “Nhiệm vụ Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh”

năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường, kết quả khảo sát cho thấy, Có 05/23 đơn vị được khảo sát thực hiện các công trình bảo vệ môi trường không khí, trong đó chủ yếu là hệ thống quạt gió, hút bụi. 01 đơn vị là nhà máy gỗ công nghiệp Vị Xuyên tại KCN Bình Vàng có trạm xử lý nước thải (do đây là loại hình sản xuất ít phát sinh nước thải, chủ yếu là nước thải sinh hoạt). Đối với các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh, hình thức xử lý chất thải rắn chủ yếu là đốt.

* Hiện trạng công tác sản xuất, chế biến thực phẩm

Theo số liệu thống kê năm 2018, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 40 doanh nghiệp và 1.950 hộ cá thể sản xuất, chế biến thực phẩm với các ngành nghề sản xuất chế biến gồm: Sản xuất, chế biến chè; sản xuất, chế biến giò, chả; sản xuất miến dong; sản xuất tinh bột nghệ; sản xuất, chế biến tinh dầu cam… với nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó, sản xuất, chế biến chè là ngành nghề sản xuất chủ yếu và có số lượng doanh nghiệp cũng như hộ sản xuất cá thể lớn nhất. Các cơ sở chế biến chè phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện như: Bắc Quang, Vị Xuyên và Hoàng Su Phì. Các cơ sở chế biến chè tại tỉnh với quy mô vừa và nhỏ nhưng đem lại việc làm cho một số bộ phận người dân tại địa bàn tỉnh.

Nước thải phát sinh trong quá trình chế biến thực phẩm chủ yếu từ loại hình sản xuất như sản xuất chế biến giò, chả, sản xuất miến dong… Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay, các cơ sở sản xuất bình thường là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là các hộ sản xuất cá thể với phương pháp thủ công và đa số không có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải đối với các cơ sở này thường xả thải trực tiếp vào môi trường. Tuy nhiên, nước thải thường có đặc tính chung là chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc có nguồn gốc thực vật hoặc động vật. Chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật đa phần là các bon – hydrat chứa ít chất béo và protein nên dễ dàng bị phân huỷ bởi vi sinh, trong khi đó chất thải có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật hơn. Vì vậy các thông số chính gây ô nhiễm môi trường là: Dầu mỡ béo, chắn rắn lơ lửng, BOD5, COD, vi khuẩn gây tai hại. Đáng lưu ý tại các cơ sở chế biến thực phầm thường gây ô nhiễm mùi và nước thải trong nhiều trường hợp cũng góp phần quan trọng gây ô nhiễm mùi. Nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại cụm công nghiệp Nam Quang của Công ty TNHH MTV Hùng Hà Bắc Quang có lưu lượng nước thải sản xuất lớn nhất trong các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, lưu lượng trung bình 200m3/ngay đêm.

Đối với các cơ sở chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Giang khí thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động chế biến chè. Quá trình sao và sấy chè tạo ra chất thải rắn là xỉ than, khí than như CO, CO2, SO2. Ngoài ra trong sấy chè còn tạo ra bụi chè. Như vậy quá trình sao và sấy chè tạo ra khí thải (CO, CO2, SO2), bụi (bụi chè) và chất thải rắn. Ngoài ra, tại các cơ sở chế biến chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang, nhiên liệu chủ yếu phục vụ sản xuất là than, củi. Với nhu cầu nhiên liệu rất lớn, bụi, khí thải sinh ra do đốt nhiên liệu than củi là nguồn gây ô nhiễm chính tới môi trường không khí.

Theo Báo cáo tổng hợp “Nhiệm vụ Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh”

năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường, có 03/26 cơ sở thực hiện điều tra đã xây dựng các công trình xử lý nước thải, 03/26 đơn vị có biện pháp xử lý khí thải.

* Hiện trạng sản xuất tại các cơ sở sản xuất đồ uống

Ngành sản xuất đồ uống trên địa bàn tỉnh Hà Giang bao gồm các loại hình sản xuất chính gồm: Sản xuất rượu, nước uống đóng chai và sản xuất bia. Theo Niên giám thống kê năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 15 doanh nghiệp (năm 2019

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 30 - 40)