Một số giải pháp trọng tâm liên quan đến một số ngành:

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 138 - 141)

+ Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh cân đối ngân sách tỉnh tăng nguồn chi sự nghiệp môi trường hàng năm, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải y tế khu vực công ích, bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển trung hạn và kế hoạch hàng năm theo đúng quy định, để thực hiện các dự án về lĩnh vực môi trường, xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thi, xử lý chất thải rắn sinh hoạt các cụm xã khu vực nông thôn, xử lý chất thải y tế; đầu tư hệ thống quan trắc môi trường, cảnh báo thiên tai.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường kiểm soát sử dụng thuốc BVTV trong trồng trọt, kiểm soát tiêu hủy động vật nuôi bị dịch bệnh bảo đảm phòng ngừa ô nhiễm môi trường; thực hiện các giải pháp thu hồi, xử lý các bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; triển khai các giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh cơ cấu cây trồng, kỹ thuật nuôi trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên, thực hiện nghiêm việc cấm chuyển đổi rừng tự nhiên và dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên theo chỉ đạo của Chính phủ, tổ chức tốt các phương án phòng chống cháy rừng.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng, thực hiện lồng ghép hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu cho học sinh, sinh viên.

+ Sở Y tế: chỉ đạo thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại, giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế trên địa bàn tỉnh có hiệu quả

+ Sở Công Thương tuyên truyền, vận động các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh...trên địa bàn cam kết không cung cấp miễn phí túi ni - lông khó phân hủy sang các loại túi khác thân thiện với môi trường; giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa dụng một lần hoặc thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường.

+ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tăng cường công tác quản lý và tuyên truyền vận động tới các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch (mua sắm, ăn uống, vui chơi, giải trí, thể thao, chăm sóc sức khỏe) trên địa bàn cam kết giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần hoặc thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Kiện toàn tổ chức bộ máy các phòng, đơn vị trực thuộc Sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; xây dựng và triển khai các mô hình điểm về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tổ chức quản lý mạng lưới quan trắc môi trường.

+ Công an tỉnh: Tăng cường nắm địa bàn, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học theo quy định.

+ UBND các huyện, thành phố: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn; Tổ chức tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng dân số, đô thị hóa, đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có những tác động tiêu cực tới chất lượng môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số nơi trong một số thời điểm, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái, phát sinh xung đột môi trường, đa dạng sinh học suy giảm. Biến đổi khí hậu đã và đang có những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong những năm qua, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm luôn là nội dung trọng tâm được triển khai ở các cấp, các ngành. Nhiều biện pháp, giải pháp đã được đề xuất, triển khai nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm do chất thải gây ra. Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường vẫn còn nhiều tồn tại: nhân lực cho công tác quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; nguồn lực tài chính cho công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt còn hạn chế; công cụ kinh tế chưa thực sự phát huy hiệu quả; vấn đề huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải vẫn còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, cần thiết phải tiếp tục có những giải pháp và lộ trình phù hợp để quản lý môi trường một cách hiệu quả, an toàn và bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2015, Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2017, Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng năm 2030

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2018, Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất tỉnh Hà Giang.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2018, Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2018, Báo cáo tổng hợp “Nhiệm vụ Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh”

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2018, Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế nguy hại và xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh”

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2019, Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: Đánh giá khí hậu tỉnh Hà Giang.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2019, Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 cho tình Hà Giang.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017, Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2017 chuyên đề: Quản lý chất thải.

Cục Thống kê tỉnh Hà Giang,Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang

Thông tin số liệu, báo cáo của các Sở, ngành cung cấp phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường: Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch; UBND 11 huyện, thành phố.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 138 - 141)