Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới kinh tế xã hội, môi trường sinh

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 113 - 118)

sinh thái, con người.

a) Ảnh hưởng đến nông nghiệp :

- Suy giảm diện tích và chất lượng đất canh tác

Diện tích và chất lượng đất canh tác nông nghiệp bị suy giảm chủ yếu do các hiện tượng chính như nắng nóng gây hạn hạn, mưa nhiều kéo dài gây xói mòn, lũ quét vùng núi cao và trượt sạt lở đất. Nhiệt độ và sự chênh lệch nhiệt độ trong năm tăng dần qua các giai đoạn làm xuất hiện các hiện tượng khô hạn kéo dài, cháy rừng, suy giảm chất lượng đất sản xuất nông nghiệp… Nắng nóng làm tăng lượng bốc hơi nước của đất đặc biệt là đất không có thảm thực vật che phủ. Các huyện trong tỉnh có khả năng xảy ra hiện tượng khô hạn, suy giảm chất lượng đất nông nghiệp bao gồm Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần và 04 huyện vùng cao núi đá… do có lượng mưa thấp (dưới 2.000 mm/năm), nhiệt độ trung bình hàng năm tương đối cao. Chất lượng đất bị suy giảm sẽ kéo theo một phần diện tích không thể sản xuất được trở thành đất hoang hóa. Các khu vực địa hình dốc, dòng chảy sông suối không ổn định là những vị trí có khả năng giảm diện tích và chất lượng đất nông nghiệp với tỉ lệ lớn. Các khu vực này bao gồm: 03 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Phía Đông Bắc huyện Xín Mần; phía Tây huyện Hoàng Su Phì; phía Đông Nam huyện Bắc Mê và hầu hết khu vực huyện Yên Minh. Ở các vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh, hàng năm diện tích lúa Mùa bị mất do khô hạn, sâu bệnh khoảng gần 25% chưa kể rất nhiều diện tích bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Trong những năm tới, diện tích khô hạn sẽ còn tiếp tục tăng lên nếu không bố trí, xây dựng thêm công trình thủy lợi đảm bảo nguồn nước cung cấp cho khu vực.

Ngoài hạn hán, hiện tượng lũ quét và trượt lở đất cũng diễn ra với số lượng ngày một nhiều, cường độ ngày càng lớn. Trong những năm trở lại đây, hiện tượng lũ ống, lũ quét và trượt sạt lở đất diễn ra thường xuyên và có nguy cơ tăng về số lượng cũng như cường độ tại một số huyện trọng điểm như: Yên Minh, Hoàng Su phì, Xín Mần, Quang Bình… Lượng mưa lớn và tập trung vào mùa mưa là nguyên nhân gây ra các trận lũ quét và trượt lở đất. Lũ quét làm cuốn trôi hoặc xói lở các khu đất nông nghiệp dọc theo bờ sông suối. Diện tích đất nông nghiệp bị mất do lũ quét và trượt lở tuy chiếm tỉ lệ nhỏ so với đất nông nghiệp nhưng hầu hết là các khu vực có giá trị sản xuất cao vì chúng phân bố ở các vị trí có thể chủ động được nguồn nước tưới. Các khu vực bị ảnh hưởng và thiệt hại lớn do lũ quét trên địa bàn tỉnh bao gồm sông Chảy đoạn từ huyện Hoàng Su Phì qua huyện Xín Mần, Sông Bạc chảy từ Hoàng Su Phì sang Quang Bình, Sông Lô đoạn chảy qua huyện Bắc Quang. Trong các khu vực trên, khu vực sản xuất lúa hai bên dòng chảy sông Con (Bắc Quang) và sông Lô (Vị Xuyên, Bắc Quang) là vùng chịu các ảnh hưởng

lớn do lũ lụt hàng năm tại các vùng thấp, vùng trũng. Các khu vực chịu thiệt hại lớn bao gồm xã Hùng An, xã Quang Minh, xã Việt Lâm và Nông Trường Việt Lâm, xã Đạo Đức.

- Tác động đến năng suất cây trồng, vật nuôi.

BĐKH dẫn tới các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện nhiều hơn, với cường độ cao và bất thường hơn. Sự thay đổi các yếu tố về khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm và bức xạ mặt trời làm thay đổi nồng độ các chất ô nhiễm, sâu bệnh lạ phát triển. Gây suy giảm năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Trong giai đoạn BĐKH, sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến hiện tượng thời tiết quá nóng vào mùa hè và quá lạnh vào mùa đông. Mùa hè, do nhiệt độ tăng cao làm cây trồng mất nước, khô héo và chết. Mùa đông, thời tiết quá lạnh, khô hanh, cộng với đó là hiện tượng sương muối làm cây không thoát được hơi nước, quá trình trao đổi chất bị hạn chế gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vật nuôi.

* Trong lĩnh vực trồng trọt

Hạn hán ở Hà Giang xuất hiện bắt đầu từ thời điểm tháng 1, thời điểm này, gió hanh khô đầu năm kéo dài ảnh hưởng lớn đến tiến độ làm đất, đổ ải, gieo mạ của hoạt động sản xuất trồng lúa. Ngoài ra, lượng nước ít đã làm cho hàng loạt diện tích gieo cấy Đông - Xuân của người dân trong tỉnh thiếu nước tưới, hàng ngàn ha ngô, đậu tương, lạc Xuân bị khô hạn, kém phát triển. Các huyện: Bắc Quang, Quang Bình - vùng trọng điểm lúa của tỉnh phải chi hàng tỉ đồng mỗi huyện để tập trung máy bơm, nhân lực chống hạn cứu lúa. Một số huyện vùng cao như Xín Mần, Hoàng Su Phì, hay Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh... đã phải chuyển một phần diện tích ngô, lúa trồng sớm vì thiếu nước, không phát triển được, chuyển sang trồng xen cây ngắn ngày như ngô C919 hoặc bỏ trống để trồng mùa sớm, xen canh cây Thu - Đông.

Khi nhiệt độ giảm mạnh, tình trạng rét đậm, rét hại tác động trên địa bàn toàn tỉnh và kéo dài trong nhiều năm. Năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 03 đợt rét đậm rét hại, cụ thể: Đợt 01: Từ ngày 23 - 28/1/2016, với nhiệt thấp nhất phổ biến từ 4 - 70C (Đồng Văn là -0,40C); Đợt 02 và đợt 03 phổ biến từ 9 - 120C; Ngoài ra, còn một số ngày xuất hiện rét đậm, rét hại cục bộ. Rét đậm, rét hại trong năm đã gây thiệt hại lớn cho lĩnh vực trồng trọt, cụ thể: Diện tích lúa bị thiệt hại là 209,89 ha (trong đó: 199,95 ha tại huyện Bắc Quang; 3,52 ha tại huyện Quang Bình; 4,20 ha tại huyện Vị Xuyên; 1,18 ha tại huyện Xín Mần; 0,98 ha tại huyện Bắc Mê; 0,06 ha tại huyện Hoàng Su Phì); Diện tích rau và cây màu bị thiệt hại là 203,56 ha (trong đó: 105,3 ha tại huyện Đồng Văn; 49,7 ha tại huyện Mèo Vạc; 10,5 ha tại huyện Quản Bạ; 20,0 ha tại huyện Xín Mần; 2,49 ha tại huyện Bắc Quang; 15,57 ha tại huyện Hoàng Su Phì); Diện tích cây lâm nghiệp bị thiệt hại là 5.711 ha (trong đó: 1.004,2 ha tại huyện Xín Mần; 503,7 ha tại huyện Vị Xuyên; 1.315,1 ha tại huyện Hoàng Su Phì; 571,7ha tại huyện Quản Bạ; 895,2 ha tại huyện Mèo Vạc; 1.421,1 ha của Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh); diện tích cây ăn quả bị thiệt hai là 4,4 ha; Diện tích ấu tẩu, đương quy, thảo quả bị thiệt hại là 7.218,21ha. Với tổng thiệt hại ước tính khoảng 60 tỉ đồng.

Năng suất cây trồng bị hạn chế do thay đổi về nhu cầu nước và chế độ nhiệt trong từng thời điểm của cây trồng. Mặt khác nhiệt độ thay đổi cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng dịch bệnh phát triển thành dịch và bùng phát trên quy mô rộng. BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại sâu bệnh có hại. Những năm gần đây với trình độ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống mới, gắn với trình độ thâm canh tăng vụ đã được bà con nhân dân áp dụng vào sản xuất ngày càng phát triển mở rộng. Song đồng thời cũng làm xuất hiện dịch hại sâu bệnh phát sinh đa dạng và trên nhiều phương diện, đặc biệt trên nhiều loại cây trồng và xuất hiện nhiều lần trên một vụ. Tình hình dịch bệnh gia tăng, sâu bệnh kéo dài như: dịch rầy nâu, rầy trắng, vàng lùn, lùn xoắn lá… Diễn biễn ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa. Cụ thể là, vụ Xuân năm 2007 dịch rầy nâu hại lúa xảy ra trên diện rộng, với diện tích trên 2.170 ha, trong đó gây thiệt hại nặng tại các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Thành phố Hà Giang. Vụ mùa năm 2008, trên địa bàn các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình có tới 1.261 ha diện tích lúa bị ảnh hưởng do bệnh bạc lá. Vụ Mùa năm 2009, dịch sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuất hiện trên địa bàn toàn tỉnh, với diện tích trên 5.200 ha. Vụ Xuân năm 2010, dịch rầy nâu xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Mê và Thành phố Hà Giang với diện tích bị ảnh hưởng gần 600 ha. Đặc biệt vụ Mùa năm 2011 này, với diện tích trên 5.000 ha lúa của các huyện, thành phố trong toàn tỉnh đã bị nhiễm dịch sâu cuốn lá nhỏ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng lúa của tỉnh. Ngoài dịch trên cây lúa, cây ngô thì dịch bệnh trên các loại cây như cây đậu tương, cây cam, cây chè là những loại cây trồng trọng tâm của tỉnh hiện cũng đã bắt đầu xuất hiện sâu bệnh ở ngưỡng thấp, tình trạng sâu bệnh xảy ra cục bộ ở một số nơi. Những năm gần đây điều kiện khí hậu, thời tiết có sự biến đổi phức tạp, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho một số loại cây trồng chính của tỉnh có nguy cơ phát sinh dịch bệnh, trong khi đó trên thực tế nhận thức về biện pháp phòng chống dịch hại trên cây trồng của bà con nông dân trong tỉnh thực sự chưa cao.

Về tác động lâu dài, sự suy giảm chất lượng đất sản xuất nông nghiệp do các quá trình rửa trôi, xói mòn do mưa lũ, quá trình hoang hóa, giảm lượng nước trong đất do hạn hán… làm giảm độ phì, giảm khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng từ đó ảnh hưởng tới năng suất sau thu hoạch.

* Trong lĩnh vực chăn nuôi

Trong lĩnh vực chăn nuôi, ảnh hưởng của giá rét kéo dài là nguyên nhân gây ra rất nhiều thiệt hại cho ngành trong giai đoạn BĐKH, đặc biệt là các năm gần đây. Các huyện vùng thấp như Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê, Quang Bình lại là những nơi có trâu, bò chết rét nhiều nhất. Nguyên nhân là do ở các huyện vùng thấp này đã nhiều năm qua không chịu đợt rét đậm, rét hại kéo dài do đó không có biện pháp chống rét cho trâu, bò hiệu quả. Hiện tượng trâu bò chết hàng loạt về mùa lạnh ngày càng xuất hiện nhiều nơi đặc biệt là các khu vực có địa hình cao như Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, số gia súc bị chết do rét đậm rét hại trên địa bàn tỉnh như sau:

- Năm 2016 có 704 con (trong đó: 36 con huyện Quản Bạ; 30 con huyện Yên Minh; 03 con huyện Đồng Văn; 51 con huyện Bắc Mê; 02 con thành phố HG; 49 con huyện Vị Xuyên; 37 con huyện Bắc Quang; 101 con huyện Quang Bình; 309 con huyện Hoàng Su Phì; 86 con huyện Xín Mần);

- Năm 2017 có 81 con trâu, bò (trâu 77 con, bò 04 con/03 huyện gồm: Hoàng Su Phì, Mèo Vạc và Yên Minh);

- Năm 2018 có 239 con (trong đó: 214 con trâu, 25 con bò/ 03 huyện gồm: Hoàng Su Phì, Mèo Vạc và Yên Minh);

Nền nhiệt độ và độ ẩm biến đổi thất thường là nguyên nhân làm tăng nguy cơ về dịch bệnh như dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng hay dịch cúm H5N1; dịch tả lợn Châu Phi… gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Các loại côn trùng gây hại và dịch bệnh đang di chuyển đến nhiều vùng mới, khi nhiệt độ tăng sẽ thúc đẩy cho việc lan truyền mầm bệnh đến những vùng lạnh hơn, cả những hệ thống chăn nuôi ở vùng cao (như bệnh tụ huyết trùng) hoặc đến những vùng có khí hậu ôn hòa hơn. Thay đổi lượng mưa cũng có thể ảnh hưởng rộng đến sự di chuyển dịch bệnh trong những năm ẩm ướt. Trong khi đó người nghèo sống ở vùng cao không có khả năng tiếp cận được với các dịch vụ thú y dẫn đến bùng nổ dịch bệnh trên vật nuôi và kết quả tăng tỉ lệ chết gia súc, gia cầm. Thời tiết khắc nghiệt cũng khiến dịch lở mồm long móng bùng phát. Tại Hà Giang, chỉ riêng giai đoạn 2006÷2010 số gia súc mắc bệnh đã gần 10.000 con và bị chết do bệnh lên đến gần 6.000 con; số gia cầm dịch bệnh ít xảy ra hơn, nhưng bình quân hàng năm cũng có hàng nghìn con bị gia cầm các loại bị ốm chết. Trong năm 2016, dịch bệnh lở mồm, long móng, tụ huyết trùng và dịch tả lợn cổ điển xảy ra trên đàn gia súc làm 299 con trâu, bờ, lợn bị mắc bệnh, chết 103 con gia súc; Năm 2019 dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trên địa bàn tỉnh khiến khoảng trên 13.000 con lợn bị tiêu hủy. Dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số huyện như Xín Mần, Yên Minh, Bắc Quang và chủ yếu tái phát từ các ổ dịch cũ. Ngoài ra, thời tiết khắc nghiệt khiến sức đề kháng của trâu bò rất kém.

Khi lượng mưa gia tăng và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến diện tích đất chuồng trại chăn nuôi và diện tích thảm cỏ, tác động tới cả nguồn thức ăn đầu vào cho chăn nuôi, tác động đến sức khỏe, sự tăng trưởng của vật nuôi.

* Tác động đến cơ sở hạ tầng sản xuất.

Hai yếu tố chính của BĐKH tác động đến các hiện tượng thiên nhiên khác trong khu vực là nhiệt độ và lượng mưa. Theo kịch bản BĐKH B2, lượng mưa trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng lên đồng thời sự chênh lệch lượng mưa giữa mùa mưa và mùa khô ngày càng lớn. Như vậy, mùa khô sẽ khô hạn hơn trong khi đó mùa mưa sẽ có một lượng mưa rất lớn đổ lên toàn bộ khu vực. Qua thực tiễn điều tra khảo sát cho thấy, lượng mưa lớn là tác nhân chủ yếu làm xuất hiện các đợt lũ ống, lũ quét ngày càng nhiều về số lượng và cường độ. Hiện tượng lũ quét đã phá hủy rất nhiều công trình phục vụ dân sinh và sản xuất của người dân và cơ sở hạ tầng chăn nuôi như chuồng trại, ao hồ cho sản xuất nông nghiệp.

Số trận lũ ống - lũ quét hàng năm trên địa bàn tỉnh có tần suất và mức độ thiệt hại ngày càng gia tăng. Hàng năm xuất hiện khoảng 6-7 trận, các công trình thủy lợi, kênh mương phục vụ nông nghiệp và rất nhiều khu vực đường giao thông bị hư hại, cản trở các hoạt động sản xuất của người dân. Điển hình như năm 2017, trên địa bàn tỉnh xảy ra 07 đợt mưa vừa, mưa to diện rộng, đó là:

- Đợt 1 từ ngày 12 - 20/6, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Bắc Bộ hoạt động mạnh, trong đó đáng chú ý trận mưa lớn từ chiều 16 đến sáng 17 kèm theo sét và làm sạt lở đất đá ở nhiều địa phương thuộc các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Tp Hà Giang.

- Đợt 2 từ ngày 25 - 29/6, với lượng mưa toàn đợt các khu vực phổ biến từ 100 - 200mm, có nơi trên 250mm (Nậm Ty 272mm, Việt Lâm 494mm, Bắc Quang 545mm), mưa lớn kèm theo sét và gió giật mạnh một số nơi; Sạt lở đất đá xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh như Bắc Mê, Đồng Văn, Yên Minh, Xín Mần.... - Đợt 3 từ 02 - 04, Đợt 4 từ 07 - 12, Đợt 5 từ 20 - 21/7). Trong đó đáng chú ý là trận mưa lớn từ 07 - 09 và từ 20-21/7 do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Bắc Bộ, rãnh áp thấp có trục Tây Bắc – Đông nam với một xoáy thấp phát triển ngay trên khu vực Bắc Bộ ; Mưa lớn với lượng phổ biến từ 100 – 300mm, kèm theo dông sét đã gây thiệt hại về người, sạt lở đất, lũ, lũ quét diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần.

- Đợt 6 từ ngày 14 - 17/8 (tổng lượng mưa phổ biến từ 150 - 250mm) do ảnh hưởng của rãnh áp thấp với một xoáy thấp phát triển ngay trên khu vực Bắc Bộ,

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)