Tai biến thiên nhiên

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 118 - 120)

Với địa hình đồi núi có độ dốc lớn, chia cắt mạnh, kết cấu địa chất không bền vững, hàng năm vào mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống... Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, trong 5 năm (2016-2020), toàn tỉnh có 29 đợt mưa lớn và xảy trận lũ quét, lở đất và sét đánh làm chết 48 người, 63 người bị thương; 183 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, trên 27.000 nhà bị hư hỏng; nhiều công trình phúc lợi, công trình thủy lợi bị ảnh hưởng, công trình giao thông bị phá hủy; hàng chục nghìn ha lúa, ngô và hoa màu bị ngập úng, cuốn trôi và mất trắng… tổng thiệt hại ước tính trên 900 tỉ đồng. Riêng năm 2017, thiên tai đã khiến 15 người chết, 13 người bị thương; hư hỏng, ảnh hưởng trên 1.300 nhà, trong đó 42 nhà bị sập hoàn toàn; trên 40 công trình phúc lợi bị hư hỏng và thiệt hại; mất trắng và ảnh hưởng đến 2.402ha lúa, hoa màu và cây trồng khác, tổng thiệt hại ước tính khoảng 268 tỉ đồng.

Hiện tượng lũ quét và trượt lở đất cũng diễn ra với số lượng ngày một nhiều, cường độ ngày càng lớn. Trong những năm trở lại đây, hiện tượng lũ ống, lũ quét và trượt sạt lở đất diễn ra thường xuyên và có nguy cơ tăng về số lượng cũng như cường độ tại một số huyện trọng điểm của tỉnh Hà Giang như: Yên Minh, Hoàng Su phì, Xín Mần, Quang Bình… Lượng mưa lớn và tập trung vào mùa mưa là nguyên nhân gây ra các trận lũ quét và trượt lở đất. Lũ quét làm cuốn trôi hoặc xói lở các khu đất nông nghiệp dọc theo bờ sông suối. Diện tích đất nông nghiệp bị mất do lũ quét và trượt lở tuy chiếm tỉ lệ nhỏ so với đất nông nghiệp nhưng hầu hết là các khu vực có giá trị sản xuất cao vì chúng phân bố ở các vị trí có thể chủ động được nguồn nước tưới. Các khu vực bị ảnh hưởng và thiệt hại lớn do lũ quét trên địa bàn tỉnh bao gồm sông Chảy đoạn từ huyện Hoàng Su Phì qua huyện Xín Mần, Sông Bạc chảy từ Hoàng Su Phì sang Quang Bình, Sông Lô đoạn chảy qua huyện Bắc Quang. Trong các khu vực trên, khu vực sản xuất lúa hai bên dòng chảy sông Con (Bắc Quang) và sông Lô (Vị Xuyên, Bắc Quang) là vùng chịu các ảnh hưởng lớn do lũ lụt hàng năm do đây là các vùng thấp, vùng trũng. Các khu vực chịu thiệt hại lớn bao gồm xã Hùng An, xã Quang Minh, xã Việt Lâm và Nông Trường Việt Lâm, xã Đạo Đức.

Số trận lũ ống, lũ quét hàng năm trên địa bàn tỉnh Hà Giang có tần suất và mức độ thiệt hại ngày càng gia tăng. Hàng năm xuất hiện khoảng 4-5 trận lũ ống,lũ quét khiến các công trình thủy lợi, kênh mương phục vụ nông nghiệp và rất nhiều khu vực đường giao thông bị hư hại, cản trở các hoạt động sản xuất của người dân.

Bảng 8.1. Thống kê tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh

STT Chỉ số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 6 tháng đầu Năm 2020

1 Mưa lũ, giông lốc sét, bão

1.1 Diện tích bị ảnh hưởng (ha) 284,7 2.410,4 1.371,0 5.203,0 1.488,2

1.2 Thiệt hại về người 7 15 10 11 5

1.3 Thiệt hại về tài sản (tỉ đồng) 140 268 304 125 59,8

2 Rét đậm, rét hại

2.1 Diện tích bị ảnh hưởng

(ha) 14.825,7

2.2 Thiệt hại về người

2.3 Thiệt hại về tài sản (tỉ đồng) 60 1,2

3 Tình hình hạn hán

3.1 Diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng (ha) 2.402,3 643,79 643,8 3.2 Thiệt hại về tài sản (tỉ đồng)

3.3 Số dân bị thiếu nước sinh

hoạt do hạn hán 35

4 Trượt lở đất

4.1 Số điểm sạt lở

4.2 Tổng khối lượng (m3) 100.000 230.000 293.723 158.563 1.530

4.3 Thiệt hại về người 3

STT Chỉ số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 6 tháng đầu Năm 2020

Km đường GT bị hư hại

100.000 m3 đất đá sạt lở 0,345km (149.412 m3 đất đá sạt lở) 5,879km (296.723 m3 đất đá sạt lở) 183.563 m3 đất đá sạt lở Số nhà bị hư hại 5.950 1.335 3.192 13.230 3.645 Diện tích đất canh tác bị mất Km kênh bị sạt lở 3 2,3 1,85 0,34 0,21 4.5 Kinh phí khắc phục 29,517 100,3 96,29 40,2 4,48 5 Cháy rừng 5.1 Số lượng đám cháy rừng (vụ) (kể cả trảng cỏ). 38 14 0 0 3 5.2 Diện tích rừng bị mất (ha) (kể cả trảng cỏ). 115,59 27 0 0 11,48

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Thiên tai có chiều hướng ngày một gia tăng và đa dạng về loại hình, sức tàn phá ngày càng lớn hơn, làm cho đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Qua các năm nhận thấy rằng thời tiết những năm qua diễn biến bất

thường, phức tạp không theo quy luật trước đây nên khó dự đoán được. Nhiệt độ thay đổi, so với trước mùa hè nắng nóng hơn, nắng nóng thường kéo dài và cường độ nóng cao hơn, trước đây mùa mưa bão thường xảy ra vào các tháng 9-11. Hiện nay mùa mưa bão từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Lũ diễn ra với tần suất ngày càng cao, các biến đổi ngày càng thất thường này đã gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của người dân. Biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên nhiên làm chết cây trồng, vật nuôi, giảm năng suất, tăng chi phí sản xuất, phá vỡ các cơ sở hạ tầng sản xuất, môi trường bị phá huỷ.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 118 - 120)