Hệ sinh thái rừng

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 91 - 94)

TheoQuy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Hà Giang, HST rừng quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm các HST sau:

* HST rừng tự nhiên:

(1) Hệ sinh thái rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao (độ cao trên 1.600m): Đây là HST rừng hỗn giao lá rộng, lá kim, hiện phân bố ở xã Lao Chải, Phương Tiến, Tùng Bá huyện Vị Xuyên; các xã Thèn Chu Phìn, Đản Ván, Tùng Sán, Bản Nhùng, Pờ Ly, Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì; các xã Trung Thịnh, Thu Tà, Quảng Nguyên huyện Xín Mần; xã Minh Sơn huyện Bắc Mê; các xã Tùng Vài, Cao Mã Pờ huyện Quản Bạ; xã Ngam La, Thắng Mô, Sủng Tráng huyện Yên Minh; xã Phố Cáo, Má Lé huyện Đồng Văn; có diện tích 5.972,00ha chiếm 0,75% diện tích tự nhiên tỉnh.

(2)Hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình (độ cao từ 600 – 1.600m): Ngoài các khu Bảo tồn thiên nhiên, HST rừng ở đai độ cao từ 600-1600m còn phân bố ở nhiều nơi trên phạm vi toàn tỉnh, tập trung ở các xã Tân Lập, Hữu Sản, Liên Hiệp huyện Bắc Quang; Tân Nam, Yên Thành, Nà Khương, Tiên Nguyên huyện Quang Bình; các xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Minh Tân, Thuận Hòa, Tùng Bá, Phương Tiến, Phương Độ, Cao Bồ, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Bạch Ngọc, xã Kim Linh huyện Vị Xuyên; các xã Minh Ngọc, Minh Sơn, Yên Định, Giáp Trung, Yên Phú, rải rác các khoanh vi nhỏ ở các xã Yên Phong, Phú Nam, Đường Âm, Đường Hồng huyện Bắc Mê; rải rác ở các xã thuộc các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Đây là hệ sinh thái có diện tích lớn thứ hai của tỉnh với diện tích 147.271,95ha chiếm 18,61% DTT.

(3) Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp (độ cao dưới 600m): Ở đai độ cao dưới 600m trên phạm vi toàn tỉnh hầu hết là rừng thứ sinh, trừ diện tích rừng nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Hệ sinh thái này phân bố phần lớn ở huyện Bắc Quang, thành phố Hà Giang và các xã Nậm Ban, Niêm Sơn, Tát Ngà huyện Mèo Vạc; thị trấn Yên Minh, xã Đông Minh, xã Mậu Duệ, Mậu Long, Ngọc Long huyện Yên Minh; xã Tùng Bá, Thuận Hòa, Minh Tân, Thanh Thủy, Phong Quang, Phương Tiến, Phương Độ, Phương Thiện, Cao Bồ, Đạo Đức, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên, Ngọc Linh, Linh Hồ, Ngọc Minh, Trung Thành, Bạch Ngọc huyện Vị Xuyên; các xã Tân Nam, Yên Thành, Xuân Giang, Bằng Lang.

(4) Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi: Hà Giang là một trong những tỉnh có diện tích núi đá vôi lớn nhất cả nước, hệ sinh thái núi đá vôi đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đã được UNESCO công nhận là “Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn” bao gồm 4 huyện là Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Hệ sinh thái núi đá Hà Giang đã tạo ra những địa danh nổi tiếng như Cổng trời Quản Bạ, Đèo Mã Pì Lèng, Cột cờ Lũng Cú. Hệ sinh thái này phân bố phần lớn ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, các xã Đường Thượng, Lũng Hồ, Du Già huyện Yên Minh.

(5) Hệ sinh thái rừng tre nứa: Rừng tre nứa ở Hà Giang phân bố rải rác ven khe suối, dọc bờ sông, sau nương rẫy hoặc xen lẫn với cây gỗ trong rừng thứ sinh đang phục hồi. Hệ sinh thái này chủ yếu tập trung ở các huyện Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Bắc Quang, các xã Ngọc Đường, Kim Thạch thành phố Hà Giang; một số điểm nhỏ rải rác ở huyện Bắc Mê.

* Hệ sinh thái rừng nhân tạo (rừng trồng): Hệ sinh thái rừng trồngtập trung ở huyện Bắc Quang và các xã Yên Bình, Tân Bắc, Tân Trịnh huyện Quang Bình; các xã Bạch Đích, Na Khê, Lao Và Chải, thị trấn Yên Minh, xã Hữu Vinh huyện Yên Minh và rải rác ở các xã, huyện trong toàn tỉnh. Tính đến hết năm 2019 có khoảng 77.685ha rừng trồng, chiếm 16,9% tổng diện tích rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

HST Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo tồn ĐDSH và là những bể hấp thụ khí CO2 khổng lồ để giảm hiệu ứng khí nhà kính. Rừng cung cấp và điều tiết nguồn tài nguyên nước, giảm lũ lụt, xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ sản xuất và các công trình hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, rừng còn có vai trò hạn chế hiện tượng sa mạc hoá cục bộ hay trên diện rộng, góp phần điều hoà khí hậu trong khu vực, kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển bền vững. Độ che phủ rừng có xu hướng tăng lên cùng với tổng diện tích rừng trong giai đoạn 4 năm từ 2016 - 2019. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì độ che phủ của rừng năm 2019 đạt 58% (năm 2016 là 55,1%). Việc tăng độ che phủ của rừng là một tín hiệu tốt, tuy nhiên diện tích rừng tăng lên chủ yếu diện tích rừng phục hồi nghèo kiệt và gần một nửa là diện tích rừng trồng tính đa dạng sinh học không cao.

Biểu đồ 6.1. Biến động diện tích và độ che phủ của rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2020

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch rừng trong giai đoạn 2016 - 2020 có nhiều thuận lợi. Công tác trồng rừng tiếp tục được tích cực triển khai, bình quân hằng năm cả tỉnh trồng được trên 1.500 ha rừng tập trung. Một số chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành kịp thời đã khuyến khích người dân và các chủ dự án mở rộng đầu tư sản xuất. Do thời tiết khô hạn diễn ra thường xuyên trong giai đoạn 2016 - 2020 nên hiện tượng cháy rừng vẫn xảy ra tại một số nơi trên địa bàn tỉnh. Tính riêng năm 2016, tổng diện tích rừng bị cháy là 115,9 ha, diện tích rừng chuyển đổi sang mục đích khác không phải lâm nghiệp là 45,99 ha. Ngoài ra, vấn nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ trái phép vẫn còn diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Bảng 6.1. Diễn biến diện tích rừng và kết quả sản xuất lâm nghiệp năm 2016 - 2020

STT Chỉ số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Tổng diện tích rừng (ha) 436.868,3 440.615,2 447.769,1 459.805,9 2 Mức độ che phủ rừng 55,1 55,57 56,5 58 3 Rừng trồng tập trung (ha) 6.457,5 6.226,2 7.195,2 6.433,8 4.837,9 4 Diện tích rừng bị mất do khai thác trắng (ha) 0 0 0 0 0 5 Diện tích rừng chuyển đổi sang mục đích khác (Xây dựng thủy điện, khai thác khoáng sản…) (ha) 45,97 3,105 - - 6,037 368,80 372,04 373,91 382,12 68,07 68,57 73,86 77,69 0,00 100,00 200,00 300,00 400,00 500,00 2016 2017 2018 2019 Diện tích rừng (nghìn ha) Rừng tự nhiên Rừng trồng

STT Chỉ số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 6 Diện tích rừng bị mất do các nguyên nhân khác (ha) 0,56 1,692 3,358 9,962 0,355 7 Diện tích rừng bị cháy (ha) 115,9 27 0 0 11,48 8 Sản lượng gỗ khai thác m3 65.388,3 67.310,4 67.274,8 66.868,9 9.086,4

9 Sản lượng củi khai

thác m3 52.000 61.000 60.000 47.000 23.000

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Nhằm tăng cường công tác bảo tồn ĐDSH, hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh đã được thiết lập và phát huy vai trò tích cực. Hệ thống các khu bảo tồn trên cạn đã được thành lập, gồm 01 vườn quốc gia, 05 Khu bảo tồn thiên nhiên và 01 Khu bảo vệ cảnh quan với tổng diện tích khoảng 59.544,4 ha. Trong đó:

- Vườn Quốc gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn là 14.970,2 ha; - Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh là 15.012 ha;

- Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Quang là 8.577,1 ha; - Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn là 6.704,9 ha - Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê là 8.570,7 ha; - Khu Bảo tồn thiên nhiên Chí Sán là 5.431,1 ha;

- Khu Bảo vệ cảnh quan (VS-LS-MT) Mã Pì Lèng là 298,4 ha.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 91 - 94)