Xuất nhập khẩu phế liệu

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 107)

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang chưa có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; Sở Tài nguyên và Môi trường chưa cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào.

Việc kiểm tra thông quan phế liệu nhập khẩu qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 được cơ quan Hải quan thực hiện theo quy định.

CHƯƠNG VIII.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, THIÊN TAI, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 8.1. Vấn đề phát thải khí nhà kính

Phát triển lâm nghiệp là một biện pháp giảm CO2 và góp phần vào việc giảm biến đổi khí hậu toàn cầu. Thuật ngữ lưu giữ carbon của rừng được dùng để chỉ khả năng của rừng hấp thụ carbon từ không khí để giảm lượng phát thải từ nhiên liệu hóa thạch làm nóng lên toàn cầu. Sự lưu giữ carbon rừng là một vấn đề rất phức tạp, vì lượng CO2 hấp thu phụ thuộc vào loại rừng, tình trạng rừng, các loài cây ưu thế và tuổi rừng. Vì vậy, sự lưu giữ carbon rừng liên quan tới diện tích che phủ rừng cũng như chất lượng rừng và nó gắn kết chặt chẽ với quản lý rừng bền vững. Những mục đích sử dụng đất khác nhau (trồng các loài cây khác nhau, mục đích sử dụng đất khác ngoài lâm nghiệp, v. v...) tất cả đều có các tác động khác nhau đến tính toán lượng carbon phát thải do mất rừng, trong đó phải tính đến việc giải phóng carbon được lưu trữ trong sinh khối trên mặt đất , sự mục rữa của rễ cây và giải phóng carbon trong đất và phải tính cả lượng carbon được lưu trữ trong sử dụng đất sau đó.

Trồng rừng trên đất trống tạo sinh khối mới và vì vậy tăng khả năng chứa các bon. Khả năng chứa các bon của rừng liên quan tới độ che phủ và chất lượng rừng. Ở Việt Nam, trong những năm qua, xu hướng tăng độ che phủ rừng phần lớn là nhờ trồng rừng mới trong khi chất lượng rừng tự nhiên giàu giảm đáng kể. Suy thoái rừng và cháy rừng là nguồn ra phát thải khí nhà kính lớn thứ hai do con người gây, chiếm tới gần 20% phát thải toàn cầu. Các đám cháy rừng và than bùn sẽ giải phóng CO2 vào khí quyển, thúc đẩy quá trình ấm lên của khí hậu và hậu quả là sẽ lại gia tăng các vụ cháy rừng.

Tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng cháy rừng đã được cảnh báo. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng là nhiệt độ và độ ẩm. Với tác động của biến đổi khí hậu, trong mùa cháy rừng (mùa khô), nhiệt độ không khí tăng lên, lượng mưa giảm làm độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng giảm rõ rệt nên nguy cơ cháy rừng tăng lên.

Bên cạnh đó, công tác quản lý cháy rừng và hậu cháy rừng – những can thiệp xáo trộn sau cháy, sự bùng phát sâu hại và hoạt động dọn dẹp gỗ nhằm thu hồi giá trị thương mại và giảm bớt chất gây cháy cho những đợt cháy rừng sau này lại là những hoạt động cũng có ảnh hưởng bất lợi tới trữ lượng carbon. Vì vậy hoạt động bảo vệ rừng phòng chống cháy rừng sẽ mang lại những tác động tích cực vì giúp góp phần giảm rủi ro phát thải CO2.

Mất độ che phủ rừng thường làm giảm lượng nước mưa thấm vào tầng đất, tăng dòng chảy nước bề mặt đất, tạo xói mòn từng rãnh và khi sự ổn định của tầng đất bị giảm sẽ làm tăng cơ hội tạo dòng chảy gây lũ và sụt lở đất. Vì vậy, bất kỳ một hoạt động nào làm mất độ che phủ rừng đều tạo nguy cơ tăng cường độ sụt lở và xói mòn đất.

Từ những phân tích trên cho thấy sự biến đổi khí hậu dẫn tới phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng tới môi trường cũng như đời sống kinh tế, xã hội của bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh.

8.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

8.2.1. Diễn biến về biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang:

Kết quả thực hiện nhiệm vụ đánh giá khí hậu tỉnh Hà Giang năm 2019 đã chỉ ra một số biểu hiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh như sau:

a) Nhiệt độ:

Theo kết quả tính toán, nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn khoảng 1961-2018 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đều có xu thế tăng và tăng nhiều nhất ở khu vực trạm khí tượng Bắc Quang. Tại trạm Bắc Mê, nhiệt độ trung bình năm biến đổi từ khoảng 21,1 °C (năm 1971) đến 23,3 °C (năm 2016) và có xu thế tăng khoảng 0,15 °C/thập kỷ. Tại trạm Bắc Quang, nhiệt độ trung bình năm biến đổi từ 21,7 °C (năm 1970) đến 24,3 °C (năm 2015) và có xu thế tăng khoảng 0,24 °C/ thập kỷ. Tại trạm Hà Giang, nhiệt độ trung bình năm biến đổi từ 21,7 °C (năm 1971) đến 24 °C (năm 2015) và có xu thế tăng khoảng 0,2°C/ thập kỷ. Tại trạm Hoàng Su Phì, nhiệt độ trung bình năm biến đổi từ 20,4 °C (năm 1971) đến 22,3 °C (năm 2010 và 2015) và có xu thế tăng khoảng 0,16 °C/ thập kỷ.

Tương tự nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối thấp trung bình năm trên địa bàn tỉnh Hà Giang cũng đều có xu thế tăng và tăng nhiều nhất ở khu vực trạm khí tượng Hà Giang. Tại trạm Bắc Mê, nhiệt độ tối thấp trung bình năm biến đổi từ khoảng 17,8 °C (năm 1971) đến 20,2 °C (năm 2016) và có xu thế tăng khoảng 0,17 °C/thập kỷ. Tại trạm Bắc Quang, nhiệt độ tối thấp trung bình năm biến đổi từ 18,9 °C (năm 1970) đến 21,5 °C (năm 2016) và có xu thế tăng khoảng 0,22 °C/ thập kỷ. Tại trạm Hà Giang, nhiệt độ tối thấp trung bình năm biến đổi từ 18,9 °C (năm 1971) đến 21,3 °C (năm 2015) và có xu thế tăng khoảng 0,23 °C/ thập kỷ. Tại trạm Hoàng Su Phì, nhiệt độ tối thấp trung bình năm biến đổi từ 17,1 °C (năm 1971) đến 19,2 °C (năm 2015, 2017 và 2018) và có xu thế tăng khoảng 0,21 °C/ thập kỷ.

Tương tự nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ tối thấp trung bình năm, nhiệt độ tối cao trung bình năm trên địa bàn tỉnh Hà Giang cũng đều có xu thế tăng và tăng nhiều nhất ở khu vực trạm khí tượng Bắc Quang. Tại trạm Bắc Mê, nhiệt độ tối cao trung bình năm biến đổi từ khoảng 26,8 °C (năm 1970) đến 29,4 °C (năm 2016) và có xu thế tăng khoảng 0,13 °C/thập kỷ. Tại trạm Bắc Quang, nhiệt độ tối cao trung bình năm biến đổi từ 26,6 °C (năm 1967) đến 29,1 °C (năm 2015) và có xu thế tăng khoảng 0,26 °C/ thập kỷ. Tại trạm Hà Giang, nhiệt độ tối cao trung bình năm biến đổi từ 26,4 °C (năm 1976) đến 28,6 °C (năm 2016) và có xu thế tăng khoảng 0,17 °C/ thập kỷ. Tại trạm Hoàng Su Phì, nhiệt độ tối cao trung bình năm biến đổi từ 25,5 °C (năm 1971) đến 28,2 °C (năm 2010) và có xu thế tăng khoảng 0,16 °C/ thập kỷ.

Theo kết quả tính toán, lượng mưa tháng trung bình nhiều năm tại khu vực Hà Giang dao động từ 20,8-948,9 mm/năm. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa ít mưa (mùa khô) và mùa mưa nhiều (mùa mưa). Mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX. Mùa khô bắt đầu từ tháng X đến hết tháng IV năm sau. Tại trạm Bắc Mê 3 tháng có lượng mưa lớn nhất (VI-VIII) đạt 296-250,8mm, 3 tháng có lượng mưa nhỏ nhất (XII-II) đạt từ 26,8-31,8 mm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất (tháng II) đạt 26,8 mm, tháng có lượng mưa lớn nhất (tháng VII) đạt 323,3 mm. Tại trạm Bắc Quang 3 tháng có lượng mưa lớn nhất (V-VII) đạt 691,5-948,9 mm, 3 tháng có lượng mưa nhỏ nhất (XII-II) đạt từ 63,7-70,6 mm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất (tháng XII) đạt 65,4 mm, tháng có lượng mưa lớn nhất (tháng VI) đạt 948,9 mm. Tại trạm Hà Giang 3 tháng có lượng mưa lớn nhất (VI-VIII) đạt 414,6-567,4 mm, 3 tháng có lượng mưa nhỏ nhất (XII-II) đạt từ 39,6-42,8 mm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất (tháng II) đạt 39,6 mm, tháng có lượng mưa lớn nhất (tháng VII) đạt 567,4 mm. Tại trạm Hoàng Su Phì 3 tháng có lượng mưa lớn nhất (VI-VIII) đạt 266,6-361,2 mm, 3 tháng có lượng mưa nhỏ nhất (XII-II) đạt từ 20,8-22,4 mm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất (tháng I) đạt 20,8 mm, tháng có lượng mưa lớn nhất (tháng VII) đạt 361,2 mm.

Theo kết quả tính toán, lượng mưa năm trong giai đoạn 1980-2018 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đều có xu thế giảm và giảm nhiều nhất ở khu vực trạm khí tượng Hà Giang, lượng mưa năm chỉ có xu thế tăng ở khu vực trạm khí tượng Bắc Mê. Tại trạm Bắc Mê, lượng mưa năm biến đổi từ khoảng 1.161 mm (năm 2004) đến 2.158 mm (năm 2012) và có xu thế tăng khoảng 6,5 mm/năm. Tại trạm Bắc Quang, lượng mưa năm biến đổi từ 2.545 mm (năm 1982) đến 6.185 mm (năm 1999) và có xu thế giảm khoảng 4,8 mm/năm. Tại trạm Hà Giang, lượng mưa năm biến đổi từ 1.465 mm (năm 2006) đến 3.248 mm (năm 1981) và có xu thế giảm khoảng 8,1 mm/năm. Tại trạm Hoàng Su Phì, lượng mưa năm biến đổi từ 1.182 mm (năm 2011) đến 2.385 mm (năm 2008) và có xu thế giảm khoảng 0,6 mm/năm.

Cũng trong giai đoạn 1980-2018, tương tự lượng mưa năm, lượng mưa mùa khô trên địa bàn tỉnh Hà Giang đều có xu thế giảm và giảm nhiều nhất ở khu vực trạm khí tượng Bắc Quang, lượng mưa mùa khô chỉ có xu thế tăng ở khu vực trạm khí tượng Bắc Mê. Tại trạm Bắc Mê, lượng mưa mùa khô biến đổi từ khoảng 161 mm (năm 1980) đến 809,4 mm (năm 2007) và có xu thế tăng khoảng 2,98 mm/năm. Tại trạm Bắc Quang, lượng mưa mùa khô biến đổi từ 278,9 mm (năm 1980) đến 2.011,2 mm (năm 1982) và có xu thế giảm khoảng 5,9 mm/năm. Tại trạm Hà Giang, lượng mưa mùa khô biến đổi từ 148,8 mm (năm 1980) đến 843,7 mm (năm 1997) và có xu thế giảm khoảng 2,48 mm/năm. Tại trạm Hoàng Su Phì, lượng mưa mùa khô biến đổi từ 97,3 mm (năm 1980) đến 686,9 mm (năm 1990) và có xu thế giảm khoảng 1,23 mm/năm.

Khác với lượng mưa năm và lượng mưa mùa khô, trong giai đoạn 1980- 2018, lượng mưa mùa mưa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đều có xu thế tăng và tăng nhiều nhất ở khu vực trạm khí tượng Bắc Mê, lượng mưa mùa mưa chỉ có xu thế giảm ở khu vực trạm khí tượng Hà Giang. Tại trạm Bắc Mê, lượng mưa mùa mưa biến đổi từ khoảng 945,7 mm (năm 2004) đến 1.810,3 mm (năm 2012) và có xu

thế tăng khoảng 4,07 mm/năm. Tại trạm Bắc Quang, lượng mưa mùa mưa biến đổi từ 1.508,3 mm (năm 1982) đến 5.130,7 mm (năm 1998) và có xu thế tăng khoảng 3,79 mm/năm. Tại trạm Hà Giang, lượng mưa mùa mưa biến đổi từ 1.139,6 mm (năm 2006) đến 2.612,2 mm (năm 1983) và có xu thế giảm khoảng 4,84 mm/năm. Tại trạm Hoàng Su Phì, lượng mưa mùa mưa biến đổi từ 818,4 mm (năm 1997) đến 1.860,3 mm (năm 2008) và có xu thế tăng khoảng 0,47 mm/năm.

c) Nắng nóng và hạn hán:

Do tính chất thất thường của chế độ mưa nên hạn hán ở tỉnh Hà Giang là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên. Hạn hán đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dân sinh kinh tế trong tỉnh, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Hạn hán ở tỉnh Hà Giang xuất hiện bắt đầu từ tháng I, thời điểm này, gió hanh khô đầu năm kéo dài ảnh hưởng lớn đến tiến độ làm đất, đổ ải, gieo mạ của hoạt động sản xuất trồng lúa. Ngoài ra, lượng nước ít đã làm cho hàng loạt diện tích gieo cấy Đông-Xuân của người dân trong tỉnh thiếu nước tưới, hàng ngàn ha ngô, đậu tương, lạc Xuân bị khô hạn, kém phát triển. Các huyện Bắc Quang, Quang Bình - vùng trọng điểm lúa của tỉnh phải chi hàng tỉ đồng mỗi huyện để tập trung máy bơm, nhân lực chống hạn cứu lúa. Một số huyện vùng cao như Xín Mần, Hoàng Su Phì, hay Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh... đã phải chuyển một phần diện tích ngô, lúa trồng sớm vì thiếu nước, không phát triển được, chuyển sang trồng xen cây ngắn ngày như ngô C919 hoặc bỏ trống để trồng mùa sớm, xen canh cây Thu-Đông.

Trong vụ đông xuân, hạn xảy ra trên tất cả các vùng, đặc biệt nghiêm trọng là vùng núi đá cao, chỉ số khô hạn các tháng (XII- III) đều lớn hơn 1,1. Trong thời gian này thường xảy ra những đợt không mưa kéo dài. Bình thường năm nào cũng gặp 2-3 đợt không mưa liên tục từ 10-15 ngày thậm chí hàng tháng. Chẳng hạn tại Hoàng Su Phì trong vụ đông xuân 1968-1969 gạp những đợt không mưa kéo dài trên 1 tháng. Đợt thứ nhất từ 20/XI/1968 đến 11/I/1969 (53 ngày), tiếp đó đợt thứ hai kéo dài 30 ngày từ 8/II/1969 đến 15/III/1969.

Tính đến năm 2018, số ngày nắng nóng đều có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh Hà Giang, tăng nhiều nhất là ở khu vực trạm Bắc Quang (xấp xỉ 0,7 ngày/năm) và tăng ít nhất là ở khu vực trạm Hoàng Su Phì (khoảng 0,15 ngày/năm).

d) Rét đậm rét hại:

Đối với tỉnh Hà Giang cũng như các tỉnh miền Bắc nước ta các đợt rét đậm rét hại xảy ra vào những tháng mùa đông từ khoảng tháng XI đến tháng III và xuất hiện nhiều vào các tháng chính đông (tháng XII-tháng I). Theo số liệu thống kê từ Trung tâm tư liệu quốc gia, trong vòng 14 năm (2000-2013), tại khu vực thị xã Hà Giang đã xảy ra 50 đợt rét đậm rét hại, trung bình mỗi năm có 3,6 đợt. Những năm có số đợt rét đậm rét hại ít nhất (2 đợt) là 2001, 2002 và 2003; những năm có nhiều đợt rét đậm rét hại (6 đợt) là 2006 và 2011; riêng năm 2005 có nhiều đợt rét đậm rét hại nhất, lên tới 7 đợt. Trong những năm 2010-2015 có trên dưới 30 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường, gây ra từ 3-5 đợt rét đậm rét

hại xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Kỷ lục nhiệt độ thấp nhất ngày trong mùa đông xuân 2013-2014 với mức nhiệt từ 3-5°C, vùng núi cao thấp hơn. Ngoài ra, đợt rét đậm rét hại kéo dài 31 ngày (từ ngày 04/1 đến 03/2/2011); 2 đợt rét đậm rét hại vào tháng III năm 2011 và tuyết rơi trên vùng núi cao 3 đợt liên tiếp trong mùa đông xuân 2013-2014 cũng là những hiện tượng hiếm gặp và bất thường. Dựa vào kết quả báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn từ năm 2011-2018 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang cho thấy trên địa bàn tỉnh Hà Giang có tổng cộng 28 đợt rét đậm, rét hại xảy ra trên địa bàn tỉnh. Số đợt rét đậm, rét hại xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang là có xu thế giảm với hệ số giảm (-0,5) trong giai đoạn 2011-2018. Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết trên địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy số đợt rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh có xu thế giảm nhưng có sự biến động mạnh từ năm này qua năm khác, xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục, những đợt rét đậm rét hại có nhiệt độ khá thấp.

Tính đến năm 2018, số ngày rét đậm đều có xu thế giảm ở hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giảm nhiều nhất là ở khu vực trạm Hà Giang (khoảng 0,45 ngày/năm) và giảm ít nhất là ở khu vực trạm Bắc Quang (khoảng 0,27 ngày/năm); Số ngày rét hại cũng đều có xu thế giảm ở hầu hết các khu vực tương tự số ngày rét đậm, giảm nhiều nhất là ở khu vực trạm Hà Giang (khoảng 0,34 ngày/năm) và giảm ít nhất là ở khu vực trạm Bắc Quang (khoảng 0,12 ngày/năm).

e) Mưa đá, sương muối:

Mưa đá: “Trong các thời kỳ chuyển tiếp và tháng đầu mùa hè, những cơn dông mạnh có khả năng gây ra mưa đá. Mưa đá là hiện tượng hạt nước đóng thành băng rơi xuống mặt đất. Hạt mưa đá thường chỉ bằng hạt ngô, quả táo nhưng cũng có trường hợp lớn bằng quả trứng. Mưa đá ở Hà Giang là hiện tượng thường xảy ra hàng năm, không ở nơi này thì ở nơi khác. Nếu tính chung toàn tỉnh thì mỗi năm cũng xảy ra 3-5 trận mưa đá. Tháng IV thường là tháng có mưa đá nhất. Tại Phó Bảng trong tháng này hầu như năm nào cũng quan sát thấy mưa đá có khi xảy ra hai trận trong một tháng.

Tuy là hiện tượng ít xảy ra tại một nơi những mỗi khi có mưa đá thì sự phá hoại của nó rất lớn, nhất là đối với mùa màng, hoa màu người và gia súc. Ngày 7/4/1972 tại khu vực thị xã và các vùng phụ cận, trận mưa đá xảy ra trong khoảng 10 phút, (từ 16 giờ 45 phút đến 16 giờ 55 phút) trên phạm vi chiều dài 20 km,

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)