Sức ép hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 38 - 40)

Hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông, đô thị, xây dựng nhà ở riêng lẻ khu vực đô thị, nông thôn liên tục gia tăng giai đoạn 2016-2020. Trong đó, thành phố Hà Giang có số giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ chiếm 60% tổng số giấy phép toàn tỉnh; tổng số công trình nhà tự xây, tự ở các loại năm 2019 tăng 245.167 nhà, bằng 144% so với năm 2016.

Bảng 2.10. Số công trình hạ tầng kỹ thuật đang thi công

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số công trình hạ tầng đô thị

đang thi công 19 215 63 46

Số công trình giao thông trong

đô thị đang thi công 7 10 7

Số công trình giao thông đang

thi công 246 88 77

Nguồn: Báo cáo công tác BVMT tỉnh các năm 2016, 2017, 2018, 2019

Bảng 2.11. Tổng hợp số giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ khu vực đô thị

Huyện Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 6 tháng đầu năm 2020

Bắc Mê 26 43 30 38 17 Bắc Quang 65 49 41 58 46 Đồng Văn 17 25 30 17 18 Mèo Vạc 40 42 45 48 20 Quản Bạ 39 18 34 37 13 Quang Bình 56 59 45 34 32 Hoàng Su Phì 37 56 42 45 36 Vị Xuyên 69 55 83 43 25 Xín Mần 27 12 50 27 31 Yên Minh 71 55 66 71 30 TP. Hà Giang 642 632 583 612 292 TỔNG 1089 1046 1049 1030 560

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của UBND cấp huyện

Bảng 2.12. Nhà tự xây, tự ở hoàn thành trong năm của các hộ dân cư

Loại nhà Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nhà riêng lẻ dưới 4 tầng 526.058 591.163 670.632 767.021 Nhà kiên cố 187.475 217.267 325.415 378.310 Nhà bán kiên cố 202.097 218.422 298.133 335.231 Nhà khung gỗ lâu bền 119.171 139.669 31.965 36.445 Nhà khác 17.315 15.805 15.119 17.035 Nhà riêng lẻ từ 4 tầng trở lên 21.398 23.264 24.529 25.602 Nhà biệt thự - - - - Tổng số 547.456 614.427 695.161 792.623

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2019

Sự phát triển của ngành xây dựng thời gian qua đã gây áp lực không nhỏ đến môi trường. Quá trình thi công xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật thường phát sinh lượng chất thải là lớn hơn các công trình xây dựng còn lại. Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đường tỉnh Ngọc Đường - Tùng Bá - Tráng Kìm, lượng đất, đá, bùn phát sinh khi đào nền đường là 2.382.760,879 m3, khối lượng đất, đá đào sẽ được tận dụng để chuyển sang phần đắp, san nền tạo mặt bằng, khối lượng còn lại khoảng 2.127.783,97m3, quy đổi khoảng 3.617.232,75 tấn được vận chuyển về 16 bãi thải dọc tuyến đường thi công.

Nước thải từ hoạt động xây dựng chủ yếu là nước phối trộn vữa, bê tông, lượng dư thừa ra từ thực tế là rất ít sẽ bốc hơi, một phần ngấm xuống đất. Trong bối cảnh tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh đều chưa có quy hoạch khu vực chôn lấp, đổ thải chất thải rắn xây dựng, hoạt động xây dựng ngày càng phát triển gây áp lực lớn về xử lý chất thải rắn trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là tại các khu vực đô thị. Tại một số thời điểm xảy ra việc đổ trộm đất đá

thải, phế liệu từ hoạt động xây dựng ra bờ sông, bờ suối gây mất mỹ quan, nguy cơ bồi lấp dòng chảy tự nhiên. Phương tiện vận tải đi ra vào khu vực xây dựng cuốn theo nhiều bụi đất đá gây mất vệ sinh và ô nhiễm không khí cục bộ.

Sự gia tăng nhu cầu về mở rộng quỹ đất ở, đất kinh doanh thương mại trong thời gian qua đi đôi với việc các hộ gia đình tự ý san đào đất, hạ cốt nền mở rộng diện tích mặt bằng khu đất, đòi hỏi phải có vị trí đổ đất đá thừa từ quá trình đào đắp. Đói với các khu vực nông thôn thì đất đá thừa có thể được tận dụng san lấp các chỗ trũng thấp; tại khu vực đô thị, đặc biệt là thành phố Hà Giang gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm vị trí đổ đất đá thừa từ đào đắp.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 38 - 40)