Hoạt động kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 52)

Các dịch vụ vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, khách sạn, nhà hàng, siêu thị nhỏ phát triển. Hoạt động thương mại, dịch vụ qua biến giới, xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

Trên địa bàn tỉnh không có cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các đơn vị nhập khẩu phế liệu thông qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh sau đó vận chuyển vào nội địa sang tỉnh khác.

Quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh cũng tiềm ẩn rủi ro hàng hóa nông sản, thực phẩm bị hỏng, thối rửa phải xử lý trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 7/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản chấp thuận phương án Công ty cổ phần kho vận AB Plus thuê Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Giang thực hiện việc tiêu hủy, chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác thành phố Hà Giang (tổ 1 phường Minh Khai, thành phố hà Giang, tỉnh Hà Giang)

đối với toàn bộ 02 lô hàng tạm nhập tái xuất bị thối hỏng đang trong khu vực giám sát của Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (tổng khối lượng 2.540kiện x 20kg/kiện = 50.800kg).

CHƯƠNG III.

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3.1. Nước mặt lục địa

3.1.1. Tài nguyên nước mặt lục địa

Theo Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1534/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh Hà Giang, tài nguyên nước mặt lục địa tỉnh Hà Giang có một số đặc điểm sau:

* Trữ lượng tài nguyên nước từ mưa

Kết quả tính toán lượng mưa trung bình năm cho thấy tiểu lưu vực sông Bạc và khu giữa sông Lô có lượng mưa trung bình lớn nhất tỉnh, >3.000 mm/năm; khu vực Suối Đỏ nằm cách đó khoảng 40km có lượng mưa thấp hơn hẳn, chỉ đạt 1.261 mm/năm, thấp hơn khoảng 1.800 đến 2.000 mm/năm.

Về tổng lượng nước mưa, khu giữa sông Lô có tổng lượng nước mưa trung bình năm rất dồi dào đạt > 3.000 triệu m3/năm, khu vực có tổng lượng nước mưa thấp nhất cũng là tiểu lưu vực suối Đỏ với tổng lượng nước trung bình năm chỉ đạt 161 triệu m3/năm. Tổng lượng nước mưa trung bình rơi trên toàn vùng đạt 17,7 tỉ m3/năm. Kết quả tính toán được thống kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp trữ lượng nước đến từ mưa tỉnh Hà Giang

STT Tên tiểu lưu vực Diện tích lưu vực

(km2) Xo (mm) Tổng lượng nước từ mưa (106m3) 1 Sông Miện 996 1.879 1.872

2 Sông Ngòi Sảo 448 2.872 1.288

3 Thượng sông Lô 294 1.620 477

4 Khu giữa sông Lô 1.029 3.058 3.146

5 Hạ sông Lô 254 2.920 742

6 Sông Bạc 308 3.715 1.143

7 Thượng sông Con 400 2.677 1.072

8 Khu giữa sông Con 235 2.494 585

9 Hạ sông Con 489 2.346 1.147

10 Sông Nho Quế 494 1.690 835

11 Sông Nhiệm 1.161 1.708 1.983

12 Sông Nậm Mạ 441 2.352 1.036

13 Sông Gâm 531 1.825 969

14 Suối Đỏ 127 1.261 161

15 Thượng sông Chảy 410 1.881 772

16 Hạ sông Chảy 343 1.497 514

Tỉnh Hà Giang 7.961 17.741

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường

Kết quả tính toán lượng nước đến cho các sông suối trên địa bàn toàn tỉnh cho thấy: Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm sinh ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang khá dồi dào, đạt 8,3 tỉ m3/năm; khu giữa sông Lô có lượng dòng chảy dồi dào nhất do nằm trong khu vực ảnh hưởng của tâm mưa Bắc Quang.

Bảng 3.2. Dòng chảy sinh ra trên các tiểu lưu vực

STT Tên tiểu lưu vực Diện tích lưu

vực (km2) Mo (l/s/km2) Qo (m3/s) Wo (106m3) 1 Sông Miện 996 23,2 23,1 727,0

3 Thượng sông Lô 294 33,6 9,9 311,0

2 Sông Ngòi Sảo 448 39,4 17,7 557,0

4 Khu giữa sông Lô 1.029 50,8 52,3 1.646,8

5 Hạ sông Lô 254 40,0 10,2 320,1

6 Sông Bạc 308 72,6 22,3 703,7

7 Thượng sông Con 400 48,7 19,5 614,2

8 Khu giữa sông Con 235 45,0 10,6 332,7

9 Hạ sông Con 489 41,6 20,3 640,6

10 Sông Nho Quế 494 15,0 7,4 233,5

11 Sông Nhiệm 1.161 16,4 19,0 599,3

12 Sông Nậm Mạ 441 25,4 11,2 352,1

13 Sông Gâm 531 21,3 11,3 355,7

14 Suối Đỏ 127 28,6 3,6 114,6

15 Thượng sông Chảy 410 35,9 14,7 464,5

16 Hạ sông Chảy 343 28,4 9,7 306,9

Tỉnh Hà Giang 7.960 8.279,6

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường

Ngoài ra, Hà Giang có nhiều sông lớn và sông liên quốc gia chảy qua như sông Lô, sông Miện, sông Gâm, sông Nho Quế,... các sông này đều đóng góp trữ lượng nước lớn cho tỉnh Hà Giang (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tổng lượng dòng tại các trạm đo trên tỉnh Hà Giang STT Tên trạm Sông Flv

(km2)

Tháng (106m3)

Năm (106m3) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

1 Hà Giang

(Đạo Đức) Lô 8.260 162 129 135 145 234 533 1.022 1.075 670 430 312 207 5.054 2 Bắc Mê Gâm 6.985 130 90 95 137 340 948 1.746 1.335 712 450 308 167 6.457 Theo số liệu đo đạc, tại trạm Đạo Đức (Hà Giang), lượng nước trung bình nhiều năm sông Lô cung cấp cho Hà Giang đạt 5.054 triệu m3/năm; tại trạm Bắc Mê, lượng nước sông Gâm chảy vào Hà Giang (bao gồm cả phần nước của sông Nho Quế và sông Nhiệm chảy qua tỉnh) trung bình nhiều năm đạt 6.457 triệu m3/năm. Nếu trừ phần dòng chảy sinh ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang tính đến vị trí khống chế của trạm thì trung bình mỗi năm tỉnh Hà Giang nhận một lượng dòng

chảy ngoại lai đạt khoảng 4 tỉ m3 nước từ sông Lô và sông Miện và 5 tỉ m3 nước từ sông Gâm, bằng lượng dòng chảy sinh ra trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Diễn biến ô nhiễm

Hằng năm, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức quan trắc môi trường nước tại sông Lô, sông Chảy, sông Gâm và phụ lưu của các sông này. Việc tổ chức quan trắc được tiến hành định kỳ 02 đợt trong năm. Đợt 1 tổ chức vào tháng 5 - 6, đợt 2 tổ chức vào tháng 9-10. Giai đoạn từ năm 2016- 2020, tỉnh Hà Giang có thực hiện quan trắc theo 02 chương trình quan trắc khác nhau, có thay đổi về một số vị trí quan trắc và thông số quan trắc.

Giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Hà Giang thực hiện quan trắc môi trường nước mặt tại 25 vị trí, nước thải tại 09 vị trí.

Từ năm 2019, chương trình quan trắc thực hiện theo Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thực hiện quan trắc môi trường nước mặt tại 21 vị trí.

3.1.2.1. Diễn biến ô nhiễm nước sông Lô và phụ lưu của sông Lô

Trên sông Lô và phụ lưu sông Lô đã tổ chức quan trắc môi trường nước tại 17 vị trí là:

+ sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy + sông Lô tại cầu Gạc-đì, TP. Hà Giang + sông Lô tại cầu Mè, TP. Hà Giang + sông Lô cuối huyện Vị Xuyên (Km 23) + sông Lô giáp Tuyên Quang (km84 QL2) + sông Miện (tại cầu 3/2)

+ sông Miện tại cầu Tráng Kìm -Quản Bạ

+ suối Sảo khu vực xã Bạch Ngọc - Vị Xuyên (Cầu Treo)

+ suối Sảo tại xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên (phía dưới khu vực mỏ Mangan Tân Bình)

+ suối Sảo tại xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên (phía hạ lưu khu vực tiếp nhận nước thải của mỏ Mangan Bản Sám 2)

+ suối tại xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên

+ suối xã Ngọc Linh huyện Vị Xuyên (cạnh mỏ mangan Nậm Nhùng + suối tại suối Bị (tại cầu Bị km 49 QL2, Hà Giang - Hà Nội)

+ suối tại khu vực mỏ mangan Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang + sông Bạc tại cầu sông Bạc

+ sông Con tại Quốc lộ 279 - Quang Bình

Nhìn chung, kết quả quan trắc cho thấy các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Diễn biến thông số quan trắc tại một số điểm quan trắc như sau:

Trên phụ lưu sông Lô:

Một số vị trí phụ lưu của sông Lô có hiện tượng hàm lượng thông số COD và BOD5 tăng cao, có thời điểm vượt quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1.

Tại các mẫu: Mẫu nước suối Sảo khu vực xã Bạch Ngọc - Vị Xuyên (Cầu Treo); Mẫu nước suối tại suối Bị (tại cầu Bị km 49 QL2, Hà Giang - Hà Nội ), Mẫu nước sông Bạc tại cầu sông Bạc có kết quả phân tích thông số COD và BOD5 năm 2016 vượt giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1.

Biểu đồ 3.1. Diễn biến BOD5 tại một số điểm phụ lưu sông Lô

Biểu đồ 3.2. Diễn biến COD tại một số điểm phụ lưu sông Lô

0 5 10 15 20 25 30 35 40 n n g độ m g/

l suối Sảo khu vực xã

Bạch Ngọc - Vị Xuyên suối tại suối Bị

sông Bạc tại cầu sông Bạc QCVN 08/2015 0 10 20 30 40 50 60 70 n n g độ m g/

l suối Sảo khu vực xã

Bạch Ngọc - Vị Xuyên suối tại suối Bị

sông Bạc tại cầu sông Bạc

Qua Biểu đồ 3.1 và 3.2 cho thấy hàm lượng COD và BOD5 tại vị trí suối Bị tại đợt quan trắc đợt 1 năm 2016 đều vượt trên 02 lần giới hạn cho phép, tại vị trí suối Sảo khu vực xã Bạch Ngọc - Vị Xuyên vượt giới hạn cho phép tại QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1; kết quả quan trắc COD và BOD5 từ năm 2018 trở lại đây tại hai điểm quan trắc trên có xu hướng tăng vượt QCVN.

Sông Miện là một phụ lưu lớn của sông Lô qua các đợt quan trắc từ năm 2016 đến nay cho thấy hầu hết hàm lượng các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1.

Bảng 3.4. Diễn biến một số thông số trong các mẫu nước sông Miện

Thời điểm quan trắc

Mẫu nước sông Miện tại cầu 3/2 Mẫu nước sông Miện tại cầu Tráng Kìm

TSS mg/l COD mg/l Fe mg/l NH4+ mg/l NO2- mg/l TSS mg/l COD mg/l Fe mg/l NH4+ mg/l NO2- mg/l Đợt 1/2016 8 8,9 0,065 - - 5 4,7 0,07 - - Đợt 2/2016 13 9,8 0,052 - - <5 6,3 <0,024 - - Đợt 1/2017 21 5,4 <0,02 - - 8,3 6,3 <0,02 - - Đợt 2/2017 23 7,8 <0,024 - - 8,5 6,7 <0,024 - - Đợt 1/2018 16,2 5,7 <0,05 0,34 - 6,8 16,9 <0,05 0,4 - Đợt 2/2018 19,9 7,43 <0,05 0,167 - 14,6 18,9 <0,05 0,22 - Đợt 1/2019 26,8 14,8 0,065 0,523 0,26 13,9 11,7 0,054 0,112 <0,008 Đợt 2/2019 30,5 18,7 0,087 0,609 0,046 17,5 16,3 0,098 0,231 <0,008 Đợt 1/2020 47,3 42,5 <0,05 1,14 0,076 32,5 27,6 <0,05 0,813 <0,008 Đợt 2/2020 51,4 48,9 <0,024 1,78 0,064 44,2 35,5 0,065 0,76 <0,008 QCVN 08:2015/B TNMT, Cột B1 50 30 1,5 0,9 0,05 50 30 1,5 0,9 0,05

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường

Kết quả quan trắc từ năm 2016 đến 2020 cho thấy hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng, các thông số đặc trưng cho ô nhiễm bởi sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong 02 mẫu nước quan trắc trên sông Miện đều có xu hướng tăng dần tiệm cận và vượt QCVN. Trong đó:

- Tại sông Miện cầu 3/2, mẫu đợt 1/2019 có hàm lượng NO2- vượt giới hạn cho phép của QCVN 5,2 lần, mẫu đợt 1/2020 có hàm lượng NH4+ vượt 1,3 lần, NO2- vượt 1,5 lần, COD vượt 1,4 lần; mẫu đợt 2/2020 có hàm lượng TSS vượt 1,03 lần, COD vượt 1,63 lần, NH4+ vượt 1,98 lần, NO2- vượt 1,28 lần.

- Tại sông Miện cầu Tráng Kìm mẫu đợt 2/2020 có COD vượt 1,18 lần.

Trên các điểm thuộc dòng chính sông Lô:

Qua các đợt quan trắc cho thấy hàm lượng các thông số tại mẫu nước sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN

08-MT:2015/BTNMT, cột B1. Hàm lượng các thông số TSS và COD đang có xu hướng tăng theo thời gian, tốc độ tăng TSS cao hơn COD.

Biểu đồ 3.3. Diễn biến một số thông số tại Mẫu nước sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy

Nhìn chung, chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Hà Giang về cơ bản là khá tốt. Hàm lượng các thông số trong nước hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. Tuy nhiên, Hàm lượng COD đoạn đầu và cuối thành phố Hà Giang, đoạn giáp Tuyên Quang có đợt quan trắc cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1 do tiếp nhận nước thải sản xuất và sinh hoạt các cơ sở sản xuất và khu dân cư trên lưu vực; hàm lượng COD có xu hướng tăng trong thời gian qua.

Biểu đồ 3.4. Diễn biến COD trên một số vị trí trên sông Lô

0 10 20 30 40 50 60 n n g độ m g/ l COD TSS Fe QCVN 08/2015-COD QCVN 08/2015-TSS QCVN 08/2015-Fe 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 n n g độ m g/ l

Nước mặt sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy

Nước mặt sông Lô tại đầu thành phố Hà Giang Nước mặt sông Lô tại cuối thành phố Hà Giang Nước mặt sông Lô cuối huyện Vị Xuyên

Nước mặt sông Lô khu vực giáp Tuyên Quang

3.1.2.2. Diễn biến ô nhiễm nước sông Gâm và phụ lưu của sông Gâm

Trên sông Gâm và phụ lưu sông Gâm giai đoạn 2016 - 2018 đã tổ chức quan trắc môi trường nước tại 11 vị trí là:

+ sông Gâm tại thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê + suối Nà Nèn, huyện Bắc Mê

+ suối mỏ Mangan Nà Viền, Bắc Mê

+ suối tại UBND xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê + suối Lũng Vầy, xã Minh Sơn

+ sông Ma tại trung tâm xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên

+ sông Ma, xã Tùng Bá sau nhà máy tuyển sắt của Công ty An Thông, + sông Ma Km 19-QL 34

+ sông Ma tại Km 31 QL34 - xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê + suối khu vực mỏ Antimon Mậu Duệ - Yên Minh

+ sông Nho Quế tại khu vực xã Khâu Vai

Giai đoạn 2019 -2020, trên sông Gâm và phụ lưu sông Gâm tổ chức quan trắc tại 04 vị trí: sông Gâm tại thị trấn Yên Phú, suối tại UBND xã Minh Sơn, sông Nho Quế tại cầu Tràng Hương, suối khu vực mỏ antimon Mậu Duệ.

Trên phụ lưu sông Gâm:

Kết quả quan trắc nước sông Nho Quế tại xã Khâu Vai và xã Giàng Chu Phìn cho thấy các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QVCN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1.

Hàm lượng thông số TSS, COD trong mẫu nước suối tại khu vực UBND xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê có xu hướng tăng theo thời gian; Trong đó COD đợt 1 và 2/2020 vượt QCVN. Trong khi đó, TSS trong mẫu nước tại khu vực mỏ antimon Mậu Duệ, huyện Yên Minh có xu hướng giảm từ vượt QCVN 2,8 lần đợt 1/2016 xuống thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN trong năm 2018 đến nay. Diễn biến một số thông số thể hiện tại bảng 3.7.

Bảng 3.5. Diễn biến một số thông số quan trắc nước suối tại UBND xã Minh Sơn, nước suối Ngàm Sooc khu vực mỏ antimon Mậu Duệ

Thời điểm quan trắc

Nước suối tại UBND xã Minh Sơn Nước suối Ngàm Sooc khu vực mỏ antimon Mậu Duệ

TSS mg/l COD mg/l Fe mg/l Coliform MNP/100ml TSS mg/l COD mg/l Fe mg/l Coliform MNP/100ml Đợt 1/2016 7 12,8 0,095 517 141 8,0 0,079 564 Đợt 2/2016 8,45 18,4 0,031 639 121 8,1 0,078 572 Đợt 1/2017 27 27 <0,02 1300 78 12,7 0,162 800 Đợt 2/2017 12,5 12,6 <0,024 800 49 13,7 0,145 870 Đợt 1/2018 16,7 8,5 <0,05 360 62,3 45,2 0,1954 1.100 Đợt 2/2018 11,7 12,6 <0,05 500 45,8 22,7 0,134 900 Đợt 1/2019 18,3 18,5 0,087 1200 8,7 8,9 0,064 340

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 52)