Sức ép hoạt động y tế

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 47 - 50)

Theo số liệu của Sở Y tế, đến hết tháng 6/2020, tổng số giường bệnh của tất cả các tuyến y tế tỉnh Hà Giang là 3.256 giường, chi tiết như bảng 2.17.

Bảng 2.19. Tổng số giường bệnh các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

TT Chỉ số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 6 tháng đầu năm 2020 1 Tổng số các cơ sở y tế các cấp; tổng số giường bệnh 212; 276 213; 3061 213; 3211 213; 3256 213; 3256 2 Cơ sở cấp tỉnh; số giường bệnh 5; 790 5; 870 5; 870 5; 870 5; 870 3 Cơ sở cấp huyện; số giường bệnh 11;

1240 11; 1390 11; 1540 11; 1540 11; 1540 4 Cơ sở cấp xã; số giường bệnh 196; 736 196; 736 196; 736 196; 736 196; 736 5

Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân

(phòng khám đa khoa, chuyên khoa...); số giường bệnh 0 1; 35 1; 35 1; 80 1; 80 Nguồn: Sở Y tế

Theo Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế nguy hại và xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải

Khung 2.5. TCVN 11892-1:2017 Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP)

Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt (Good Agricultural Practices for crop production) gồm những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để: bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh” năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường, kết quả điều tra tình hình phát sinh chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:

- Tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh (đối với hệ điều trị) trung bình khối lượng CTRYT là 1,03 kg/giường bệnh/ngày, trong đó CTYTNH là 0,16 kg/giường bệnh/ngày - chiếm 15,83% khối lượng CTRYT.

- Tại các cơ sở y tế tuyến huyện:

+ Các bệnh viện đa khoa phát sinh trung bình 0,65 kg CTRYT/giường bệnh/ngày, trong đó CTYTNH là 0,09 kg/giường bệnh/ngày - chiếm 14,34% khối lượng CTRYT;

+ Các bệnh viện đa khoa khu vực phát sinh trung bình 0,76 kg CTRYT/giường bệnh/ngày, trong đó CTYTNH là 0,12 kg/giường bệnh/ngày - chiếm 15,25% khối lượng CTRYT;

+ Các phòng khám đa khoa khu vực phát sinh trung bình 0,39 kg CTRYT/giường bệnh/ngày, trong đó CTYTNH là 0,1 kg/giường bệnh/ngày - chiếm 25,85% khối lượng CTRYT.

- Tại các trạm y tế, CTYTNH dao động từ 0 - 3kg/ngày, trung bình 0,13 kg/giường/ngày. Các trạm y tế xã Du Già (huyện Yên Minh) và xã Chí Cà (huyện Xín Mần) phát sinh khối lượng CTYTNH nhiều nhất (3 kg/ngày – 1 kg/giường/ngày).

- CTYTNH của các phòng khám tư nhân trên địa bàn phát sinh chủ yếu từ các phòng khám đa khoa (3,09 kg/ngày/10 phòng khám), các phòng khám y học cổ truyền có tổng khối lượng CTYTNH cao thứ 2 (2,41 kg/ngày/4 phòng khám), các phòng khám nội khoa, răng hàm mặt và sản phụ khoa có tổng khối lượng CTYTNH cao thứ 3 trong số các loại hình khám chữa bệnh (Phòng khám nội khoa 1,15 kg/ngày/15 phòng khám, phòng khám răng hàm mặt 1,25 kg/ngày/7 phòng khám, phòng khám sản 0,68 kg/ngày/19 phòng khám. Các phòng khám thuộc chuyên khoa da liễu, mắt phát sinh khối lượng CTYTNH không đáng kể.

Bảng 2.20. Tổng hợp điều tra khối lượng CTRYT phát sinh năm 2018

TT Tuyến cơ sở y tế Khối lượng CTRYT (kg/ngày)

CTYT TT CTYTNH Tổng CTRYT

1 Cơ sở y tế tuyến tỉnh 680,20 126,81 807,01

2 Cơ sở y tế tuyến huyện 1.160,82 211,48 1.372,30

3 Cơ sở y tế tuyến xã 182,21 69,13 251,34

4 Cơ sở y tế tư nhân 25,80 6,91 32,71

Tổng 2.049,03 414,33 2.463,36

Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế nguy hại và xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh”, Sở Tài nguyên và Môi trường, 2018.

Như vậy, toàn tỉnh Hà Giang có tổng khối lượng CTRYT là 2.463,36 kg/ngày; trong đó, có 41,33 kg CTYTNH/ngày (chiếm 16,82%) và 2.049,03 kg CTYTTT/ngày (chiếm 83,16%).

Qua rà soát, thống kê, CTYTNH phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, chia thành 5 loại CTYTNH theo thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, bao gồm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (CTLN sắc nhọn), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (CTLN không sắc nhọn), chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu, CTNH không lây nhiễm dạng rắn (CTNHKLN dạng rắn) và CTNH không lây nhiễm dạng lỏng (CTNHKLN dạng lỏng). CTYTNH phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang, có thành phần và tỉ lệ % như sau:

- CTLN sắc nhọn chiếm tỉ lệ 41,11%;

- CTLN không sắc nhọn chiếm tỉ lệ 47,68%; - Chất thải giải phẫu chiếm tỉ lệ 2,53%; - CTNHKLN dạng rắn chiếm tỉ lệ 7,54%; - CTNHKLN dạng lỏng chiếm tỉ lệ 0,8%.

Đối với từng nhóm cơ sở y tế, CTYTNH phát sinh cũng có sự khác nhau về thành phần và tỉ lệ %, nguyên nhân chủ yếu là do việc thực hiện các hoạt động chuyên môn tại các nhóm cơ sở có sự khác nhau.

Đối với nước thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược. Trong đó, đáng kể nhất phải kể đến là nước thải bệnh viện. Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện phần lớn là nước thải sinh hoạt thông thường từ nhà vệ sinh, khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn, nước thải từ phẫu thuật, khám chữa bệnh, giặt giũ vệ sinh của bệnh nhân và nhân viên y tế. Bên cạnh đó, tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X-quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm là nước thải nguy hại chứa nhiều chất độc hại, nồng độ kháng sinh và các vi khuẩn gây bệnh cao. Theo ước tính của WHO, bệnh viện có quy mô nhỏ và trung bình phát sinh nước thải y tế khoảng 200 - 500 lít/người.ngày và bệnh viện quy mô lớn phát sinh khoảng 400 - 700 lít/người.ngày. Tuy nhiên, lượng nước thải thực tế thu gom phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hệ thống thu gom trong các cơ sở y tế. Theo TCVN 4470:2012 - Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế, định mức tiêu chuẩn cấp nước tính trung bình 1m3/giường lưu/ngày. Đối với các cơ sở y tế dự phòng, lượng nước cấp thường dao động từ 10 m3/ngày đến 70m3/ngày. Đối với trạm y tế xã, phường, lượng nước cấp từ 1- 3m3/ ngày. Lượng nước thải ước tính bằng 80% lượng nước cấp.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 6 bệnh viện huyện và 1 bệnh viện tư nhân đã lập hồ sơ và được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Lưu lượng nước xả thải đăng ký cấp phép lớn nhất là bệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc Quang với 150m3/ngày đêm; với quy mô 250 giường bệnh, lượng nước thải đăng ký xả thải tương đương 0,6m3/giường bệnh/ngày đêm.

Tổng hợp đăng ký cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh tại bảng 2.18.

Bảng 2.21. Tổng hợp lưu lượng cấp phép xả nước thải vào nguồn nước của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh

STT Tên bệnh viện Lưu lượng xả (m3/ngày đêm)

1 Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc Quang 150

2 Bệnh viện đa khoa huyện Quản Bạ 46,26

3 Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Yên Minh 69,48

4 Bệnh viện đa khoa huyện Xín Mần 46,08

5 Chi nhánh công ty cổ phần Đức Minh – Bệnh

viện đa khoa Đức Minh 19,4

6 Bệnh viện đa khoa huyện Đồng Văn 72

7 Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc 40

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường

Trong thực tế, lượng nước thải của các bệnh viện có thể nhỏ hơn nhiều so với lưu lượng nước thải đăng ký cấp phép xả nước thải vào nguồn nước. Kết quả kiểm tra thực tế của Sở Tài nguyên và Môi trường tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang vào tháng 7/2020 cho thấy, theo hóa đơn mua nước của bệnh viện, tổng lượng nước sử dụng trung bình tháng 6/2020 là 212m3/ngày đêm, tháng 7/2020 là 207m3/ngày đêm, nhỏ hơn nhiều lần tiêu chuẩn cấp nước. Lượng nước sử dụng trung bình khoảng 210m3/ngày đêm, lượng nước thải của bệnh viện ước tính chiếm 90% lượng nước cấp, khoảng 189m3/ngày đêm. Với quy mô 500 giường bệnh, lượng nước thải tương đương khoảng 0,378m3/giường bệnh/ngày đêm.

Theo báo cáo của Sở Y tế, đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 14/16 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế, trong đó: 11 BVĐK tỉnh, huyện; 03 bệnh viện chuyên khoa. Còn 02 bệnh viện là BVĐK Nà Chì, Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế mà chỉ xử lý sơ bộ trước khi xả ra môi trường. Hệ thống XLNT y tế của các bệnh viện như Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên và bệnh viện y dược cổ truyền đã xuống cấp cần phải đầu tư nâng cấp, cải tạo.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)