Sự cố môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 120 - 122)

Trong giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh không xảy ra sự cố môi trường do chất thải. Tuy nhiên, sự cố cố vỡ nắp cống xả đáy hồ chứa chất thải nhà máy tuyển chì kẽm của Công ty TNHH CKC xảy ra ngày 05/01/2016 tại xóm Lạng Cá, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao bằng có ảnh hưởng đến môi trường sông Gâm và một số hộ nuôi cá trên sông Gâm thuộc địa phận huyện Bắc

Khung 8.1. Cảnh báo nguy cơ trượt, sạt lở đất

Trên cơ sở sản phẩm Đề án “Điều tra, đánh giá phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam” được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao năm 2018, kết quả các nhiệm vụ điều tra, đánh giá chi tiết tai biến địa chất, tai biến thiên nhiên do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng 378 tờ bản đồ cảnh báo (50 tờ bản đồ cấp huyện và 328 tờ bản đốc cấp xã năm 2018 và cập nhật năm 2020) với 1.106 điểm có nguy cơ trượt, sạt lở đất gửi đến cấp cơ sở để chủ động cảnh bảo và ứng phó với thiên tai.

Mê. Khoảng 2.000 m3 bùn thải đã thoát ra ngoài môi trường, chảy vào khu vực canh tác và qua suối Bản Khun chảy ra sông Gâm khu vực huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Khu vực sự cố bị sụt tạo thành một lòng chảo với đường kính khoảng 30m, chiều sâu khoảng 5- 7m. Thành phần bùn thải thoát ra ngoài bao gồm bột đá, quặng chưa xử lý, ôxit của một số kim loại và hóa chất còn lại khi sử dụng các loại thuốc tuyển quặng chì kẽm. Sự cố đã gây ô nhiễm môi trường đất khu vực sản xuất nông nghiệp lân cận. Nước sông Gâm cũng đã bị ô nhiễm nặng, tạm thời không sử dụng được cho nước sinh hoạt và sản xuất.

Theo thống kê ban đầu có 8kg cá năng (5 con) và 67kg cá tạp các loại của hộ gia đình ông Trần Văn Tường (thôn Pắc Sáp, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê) bị chết; không có thiệt hại về người. Các cơ quan chức năng đã kịp thời chỉ đạo Công ty TNHH CKC khắc phục sự cố và bồi thường thiệt hại cho nhân dân đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang trong giải quyết các thiệt hại đến môi trường, sản xuất của nhân dân huyện Bắc Mê.

Ngay khi nhận được thông báo xay ra sự cố của UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, UBND huyện Bắc Mê đã có chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện và UBND các xã dọc theo Sông Gâm có thông báo cho nhân dân được biết, khuyến nghị nhân dân di dời các lồng bè nuôi cá trên Sông Gâm tới nơi an toàn, đồng thời không sử dụng nước sông phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong thời gian chờ đợi kết quả đánh giá ảnh hưởng tới môi trường và giải pháp khắc phục của cơ quan chức năng. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang đã xây dựng kế hoạch và tổ chức quan trắc nước và trầm tích đáy sông Gâm từ tháng 12/2016- 7/2017 tổng cộng 9 lần và thông báo kịp thời kết quả phân tích đến UBND huyện Bắc Mê biết để thông báo đến nhân dân các xã có liên quan.

CHƯƠNG IX.

TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Theo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường định kỳ hằng năm, kết quả điều tra chuyên đề về môi trường khác có liên quan cho thấy chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên của tỉnh còn ở mức tốt, chưa ghi nhận vấn đề ô nhiễm môi trường có tính hệ thống, liên tục. Đến nay, tỉnh Hà Giang chưa thực hiện điều tra, đánh giá cụ thể tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của con người trên địa bàn tỉnh. Có những nơi, những thời điểm xảy ra ô nhiễm môi trường cục bộ nhưng do nguồn lực có hạn nên chưa kịp thời quan trắc, theo dõi diễn biến ô nhiễm môi trường. Việc đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 chủ yếu dựa trên các tài liệu, số liệu hiện có. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)