Khái quát tình hình công tác quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 100 - 102)

Trách nhiệm tham mưu quản lý nhà nước về chất thải rắn trong giai đoạn 2016-2019 còn chưa thống nhất do khoảng trống trong quy định của pháp luật.

- Sở Xây dựng4 quản lý nhà nước về chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng5;

- Sở Tài nguyên và Môi trường6 thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường; thực hiện quản lý về chất thải nguy hại; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hướng dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu;

- Sở Khoa học và Công nghệ7 quản lý chất thải phóng xạ.

- Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn: Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (chất thải trong sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi)8; quản lý về hóa chất BVTV, hướng dẫn thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng9.

- Sở Y tế quản lý, hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại10.

Ngày 04/6/2019, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 1085/CT-UBND về chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Hà Giang; theo đó giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối thống nhất tham mưu về công tác bảo vệ môi trường và quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh.

Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, đặc biệt là khu vực nông thôn. Chất thải y tế nguy hại đã được các

4 Quyết định số 1699/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang

5 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hiệu lực từ ngày 25/11/2020 thì Sở Xây dựng không còn chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn.

6 Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường

7 Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ.

8 Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Giang.

9 Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNN&PTNT-BTNMT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

10 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Giang được phê duyệt tại Quyết định số 2186/QĐ-UBND ngày 19/10/2018

cơ sở y tế thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định. Chất thải nguy hại các ngành khác còn gặp khó khăn trong công tác vận chuyển đi xử lý do trên địa bàn tỉnh không có cơ sở xử lý chất thải nguy hại được cấp phép hoạt động.

Đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1575/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh Hà Giang. Đồ án quy hoạch 12 khu xử lý chất thải rắn; đến nay, đã đầu tư xây dựng 0611 khu xử lý, đang đầu tư xây dựng 0412 khu xử lý, còn 0213 khu xử lý chưa được đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Các khu xử lý (bãi rác) nêu trên đều được đầu tư bằng ngân sách nhà nước, giao cho Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Giang, các trung tâm dịch vụ công cộng môi trường và cấp thoát nước các huyện vận hành, việc vận hành các bãi rác chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường có một phần nguyên nhân là do nguồn kinh do ngân sách nhà nước cấp chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật xử lý rác. Tại các xã, hầu hết đều chưa có bãi xử lý rác thải tập trung của xã, cụm xã; đến nay, trên địa bàn tỉnh có 94 xã có tổ thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom xử lý hoặc xử lý không đúng yêu cầu kỹ thuật là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan hiện nay trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình triển khai Quy hoạch gặp vướng mắc trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung do không có được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân bởi tâm lý lo ngại khi bãi rác đi vào vận hành sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh bãi rác; Nguồn ngân sách của tỉnh còn nhiều hạn chế nên chưa bố trí được kinh phí để đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung đạt chuẩn; Điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn, quy mô dân số đô thị nhỏ nên chưa thu hút được xã hội hóa trong đầu tư thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Hà Giang hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế như:

- Chưa có quy hoạch địa điểm khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung cho các xã xa trung tâm huyện lỵ; hiện có một số xã đã bố trí được kinh phí và thực hiện đầu tư bãi xử lý rác thải cho xã nhưng không có trong quy hoạch;

- Chưa có nội dung quy hoạch khu xử lý chất thải rắn xây dựng trong khi nhu cầu đổ thải phế liệu xây dựng ngày càng tăng dẫn tới việc người dân đổ trộm chất thải rắn xây dựng ra bờ sông, suối;

11 Khu xử lý chất thải rắn thành phố Hà Giang; Khu xử lý Bản Vàng, thôn Bản Vàng – xã Hữu Vinh – huyện Yên Bình; Khu xử lý Đồng Văn, thôn Chín Chúa Lủng, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn; Khu xử lý thôn Cầu Thủy, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang; Khu xử lý thôn Lũng Loét, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên; Khu xử lý Tùng Vài, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ

12 Khu xử lý Giáp Trung – huyện Bắc Mê; Khu xử lý thị trấn Yên Bình; Khu xử lý thị trấn Phố Bảng, thôn Chúng Chả, xã Phố Là, huyện Đồng Văn; Khu xử lý Cốc Cọoc, huyện Xín Mần

13 Khu xử lý Pả Vi, xã Pả Vi - huyện Mèo Vạc; Khu xử lý Vinh Quang, thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì

- Chưa có nội dung quy hoạch điểm tập kết, trung chuyển chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình (dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy, điện tử; bao gói thuốc bảo vệ thực vật, …), …

Căn cứ Điểm c Điều 59 Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 thì Quy hoạch chất thải rắn vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2025 sẽ được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 100 - 102)