Tác độn gô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 123)

9.2. Thiệt hại kinh tế do gánh nặng bệnh tật.

Bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhờ triển khai hiệu quả các giải pháp đồng bộ, đến nay, tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đạt 98,2%15. Hàng năm, Bảo hiểm xã hội tỉnh và Sở Y tế phối hợp chặt chẽ, ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở y tế, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh. Qua đó, số người khám chữa bệnh không ngừng tăng lên. Trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh có trên 420.000 lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; trong đó, khám chữa bệnh ngoại trú trên 349.000 lượt, nội trú trên 71.000 lượt; chi cho khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là trên 310 tỉ đồng, tỉ lệ người bệnh chuyển lên tuyến trên giảm.

Bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả cho người bệnh mức tối đa từ 80-100% chi phí khám và điều trị đối với các dịch vụ nằm trong danh mục được bảo hiểm thanh toán. Người bệnh vẫn phải tự chi trả phần viện phí còn lại và các chi phí chi phí di chuyển, sinh hoạt, thuốc men khác khác. Gánh nặng bệnh tật làm cho người bệnh suy giảm sức khỏe lao động, đặc biệt là đối với người nghèo càng làm cho họ trở nên khó khăn hơn về kinh tế. Với tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao (22,53%), gánh nặng bệnh tật trên người nghèo sẽ làm chậm việc giảm tỉ lệ hộ nghèo.

9.2. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành, lĩnh vực, do chi phí cải thiện môi trường của ngành, lĩnh vực, do chi phí cải thiện môi trường

Hoạt động khai thác khoáng sản tại một số xã trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng đến đất và nguồn nước sản xuất nông nghiệp của người dân do sự cố về đất đá thải, bùn thải theo nước lũ cuốn trôi vào ruộng, ao của người dân. Ảnh hưởng nặng nhất là các thôn của xã Tùng Bá dọc theo sông Ma, các thôn của xã Ngọc Minh, Bạch Ngọc, thôn Cuôm, xã Trung Thành ở phía hạ lưu dòng suối chảy qua khu vực khai thác khoáng sản. Trong đó, nhiều diện tích ruộng lúa của nhân dân xã Tùng Bá bị lũ cuốn theo bùn đất vùi lấp không thể khắc phục; song song đó, dòng sông Ma bị vùi lấp dẫn đến sạt lở mất đất canh tác. UBND tỉnh đã cho chủ trương lập dự án nạo vét, khắc phục sạt lở sông Ma nhưng đến nay chưa được thực hiện.

Bên cạnh đó, sự cố vỡ nắp cống xả đáy hồ chứa chất thải nhà máy tuyển chì kẽm của Công ty TNHH CKC xảy ra ngày 05/01/2016 tại xóm Lạng Cá, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao bằng đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sông Gâm trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, làm chết một số động vật nuôi của người dân huyện Bắc Mê khu vực giáp ranh tỉnh Cao Bằng, trong một thời gian người dân phải ngừng hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên sông Gâm do ảnh hưởng của sự cố.

9.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với cảnh quan, hệ sinh thái

Sau sự cố vỡ nắp cống xả đáy hồ chứa chất thải nhà máy tuyển chì kẽm của Công ty TNHH CKC xảy ra ngày 05/01/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang tiến hành lấy mẫu phân tích, đánh giá; kết quả phân tích mẫu nước sông Gâm thời điểm ngày 07/01/2016 thì chất lượng nước sông Gâm khu vực xã Yên Phong, huyện Bắc Mê giáp ranh tỉnh Cao Bằng bị ô nhiễm do ảnh hưởng của sự cố. Do thiết các thiết bị quan trắc cần thiết nên không đánh giá được tác động của sự cố ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên trên dòng sông Gâm.

Hiện nay, tình trạng rác thải sinh hoạt bừa bãi vứt nơi công cộng, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng chưa được quan tâm thu gom, hoạt động xây dựng dân dụng tại một số nơi không thu gom vật liệu rơi vãi ra đường đã ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan môi trường của tỉnh.

9.4. Phát sinh xung đột môi trường

Trong giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số xung đột về môi trường chủ yếu trong mâu thuẫn lợi ích trong khai thác khoáng sản, thủy điện, xử lý rác thải sinh hoạt, được cơ quan chức năng giải quyết kịp thời không để hình thành các điểm nóng phức tạp. Cụ thể:

- Phản ánh, kiến nghị của người dân yêu cầu khắc phục, bồi thường về việc các mỏ khai thác khoáng sản trên thượng nguồn sông Ma (xã Tùng Bá), suối Sảo (xã Ngọc Minh, Bạch Ngọc), thôn Cuôm (xã Trung Thành) gây vùi lấp ruộng, ao của người dân; phản ánh; kiến nghị của nhân dân về việc khai thác vàng có sử dụng hóa chất gây ô nhiễm môi trường tại thôn Hông Thái, xã Việt Hồng, huyện Bắc Quang; kiến nghị của người dân về nổ mìn khai thác mỏ đá vôi tại thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang ảnh hưởng đến nhà cửa của người dân.

- Khiếu nại của người dân về việc thủy điện tích nước gây ngập quá diện tích thu hồi đất ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân như thủy điện Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Miện 6; mưa lũ cuốn trôi đất đá từ quá trình thi công thủy điện Nậm Mạ xã Tùng Bá ảnh hưởng đến tài sản và đất canh tác của người dân.

- Kiến nghị của người dân về việc bãi rác Lũng Loét, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên hoạt động gây ô nhiễm môi trường, kiến nghị việc vị trí trung chuyển rác tại tổ 10 phường Minh Khai, thành phố Hà Giang gây ô nhiễm môi trường, kiến nghị xem xét dừng đầu tư bãi rác mới của thành phố Hà Giang tại thôn Bản Chang, xã Kim Thạch, bãi rác của thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, …

CHƯƠNG X.

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

10.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 02/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu cụ thể về môi trường đến năm 2020:

- Tỉ lệ che phủ của rừng là 60% vào năm 2020 và duy trì tỉ lệ này ở các năm sau đó; tỉ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch cho sinh hoạt đạt 80% năm 2020; số hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn đạt 60% năm 2020.

- Đến năm 2020 đảm bảo 100% chất thải rắn được thu gom và xử lý. Kết quả thực hiện:

- Diện tích rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 576.296 ha, chiếm 72,67% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh không ngừng gia tăng qua các năm, năm 2016 là 55,1%, năm 2019 là 58%.

- Tỉ lệ hộ gia đình khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, có nhà vệ sinh hợp vệ sinh không ngừng tăng lên; Tỉ lệ dùng nước sạch cho sinh hoạt năm 2016 là 73,08%, 6 tháng đầu năm 2020 là 85,74%; Tỉ lệ nhà vệ sinh hợp vệ sinh năm 2016 là 45,52%, 6 tháng đầu năm 2020 là 59,8%.

- Đến năm 2019, tỉ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị đạt 94%, khu vực nông thôn đạt 36,8%. Duy trì tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn y tế ở mức 100%.

Trong các mục tiêu về môi trường, có thể thấy mục tiêu về tỉ lệ 100% chất thải rắn được thu gom và xử lý là không đạt mục tiêu quy hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ quan là quy hoạch chưa xét đến tính chất đặc thù các loại chất thải phân theo ngành, lĩnh vực, nguồn phát sinh để đề ra chỉ tiêu phấn đấu phù hợp. Nguyên nhân khách quan là do nguồn lực đầu tư cho công tác thu gom, xử lý chất thải rắn còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt (bãi chôn lấp, lò đốt chất thải rắn sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường), dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các xã nông thôn, …

10.2. Hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật

Giai đoạn 2016-2020, HĐND tỉnh đã ban hành 02 Nghị quyết quy phạm pháp luật, UBND tỉnh đã ban hành 03 Quyết định quy phạm pháp luật liên quan đến phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; giá dịch vụ thu gom rác thải, giá nước sạch; HĐND tỉnh ban hành 02 Nghị quyết quy phạm pháp luật về phí thẩm định trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể:

- Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh Hà Giang quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Nghị quyết số 71/2017/NQ-HĐND ngày 24/4/2017 của HĐND tỉnh Hà Giang quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Nghị quyết số 73/2017/NQ-HĐND ngày 24/4/2017 của HĐND tỉnh Hà Giang quy định về phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Nghị quyết số 82/2017/NQ-HÐND ngày 24/4/2017 của HÐND tỉnh Hà Giang quy định về phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định tỉ lệ quy đổi từ khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang; - Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND ngày 01/3/2018 của UBND tỉnh Hà Giang ban hành giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Quyết định số 40/2018/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tỉnh Hà Giang về việc điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Giang. Bên cạnh văn bản quy phạm pháp luật, UBND tỉnh ban hành 04 văn bản quan trọng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường là:

- Quyết định số 2186/QĐ-UBND ngày 19/10/2018 ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Theo đó, quy định lộ trình xử lý chất thải nguy hại y tế trên địa bàn tỉnh tại 12 cụm xử lý là các bệnh viện quy mô lớn được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại theo công nghệ không đốt. Kế hoạch được ban hành giúp các cơ sở y tế tháo gỡ vướng mắc trong việc tìm đối tác có giấy phép xử lý chất thải y tế nguy hại do trên trên địa bàn tỉnh hiện không có đơn vị xử lý chất thải nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.

- Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mạng lưới quan trắc môi trường định kỳ gồm 80 điểm (môi trường không khí ngoài trời và tiếng ồn 34 điểm; môi trường nước mặt lục địa 21 điểm; môi trường nước dưới đất 10 điểm; môi trường đất 7 điểm; môi trường trầm tích nước ngọt 7 điểm); Định hướng đến năm 2025 đầu tư mạng lưới quan trắc tự động, liên tục 10 trạm.

- Quyết định số 1275/QĐ-UBND ngày 01/7/2019 phê duyệt bộ đơn giá hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Bộ đơn giá hoạt động quan trắc môi trường áp dụng để xác định dự toán, phê duyệt và quyết toán kinh phí

thực hiện các dự án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Công văn số 2994/UBND-KTTH ngày 15/9/2020 về việc lập, thẩm định nhiệm vụ và dự toán chi phí khảo sát, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Văn bản này đã giúp tháo gỡ vướng mắc trong việc xác định dự toán, phê duyệt kinh phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

10.3. Hệ thống quản lý môi trường

UBND tỉnh là cơ quan thống nhất quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Căn cứ các quy định của pháp luật, UBND tỉnh đã giao các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý về chất thải, cụ thể:

- Sở Xây dựng16 quản lý nhà nước về chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng;

- Sở Tài nguyên và Môi trường17 thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường; thực hiện quản lý về chất thải nguy hại; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hướng dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu;

- Sở Khoa học và Công nghệ18 quản lý chất thải phóng xạ.

- Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn: Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (chất thải trong sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi)19; quản lý về hóa chất bảo vệ thực vật, hướng dẫn thu gom bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng20.

- Sở Y tế quản lý, hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại21.

Ngày 04/6/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang ban hành Chỉ thị số 1085/CT-UBND về chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Hà Giang; theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên

16 Quyết định số 1699/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang

17 Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường

18 Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ.

19 Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Giang.

20 Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNN&PTNT-BTNMT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

21 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Giang được phê duyệt tại Quyết định số

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang (Trang 123)