Phương pháp và hình thức bồi dưỡng họcsinh có học lực yếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng họcsinh có học lực yếu

Để đạt được mục tiêu, nội dung bồi dưỡng HS có học lực yếu trong trường THPT cần thực hiện theo phương pháp:

- Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm để lập danh sách HS có học lực yếu thông qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm và quá trình học tập trên lớp, tìm hiểu nguyên nhân, phân loại HS theo các tiêu chí như hổng kiến thức, tiếp thu chậm, thiểu năng trí tuệ, bệnh tật, lười, chán học, hoàn cảnh khó khăn, xa trường, bị lôi kéo bởi các phần tử xấu. Cũng ngay từ đầu năm, GV bộ môn phải lập danh sách HS có học lực yếu bộ môn mình, qua kiểm tra khảo sát đầu năm học hoặc ở năm học trước để nắm rõ các đối tượng HS, lập danh sách HS có học lực yếu và chú ý quan tâm đặc biệt đến những HS này trong mỗi tiết học như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời, khen ngợi khi các em trả lời đúng…

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chung trong toàn trường.

- Tổ chuyên môn lập kế hoạch phụ đạo cho từng khối lớp, từng bộ môn, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho GV có chuyên môn vững, có kinh nghiệm, có năng lực, có tâm huyết để bồi dưỡng HS có học lực yếu

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, duy trì nề nếp dạy và học.

- Xác định công cụ đánh giá và đánh giá kết quả thực chất của việc bồi dưỡng HS có học lực yếu.

- Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ: Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho HS. Đối với HS yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ bản, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hoặc làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó. Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp THCS mà các em đã hỏng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để HS nhớ lâu.

- Tổ chức sơ, tổng kết và động viên khen thưởng kịp thời đối với GV dạy, HS có học lực yếu tiến bộ.

* Một số hình thức dạy bồi dưỡng HS có học lực yếu:

- Bồi dưỡng trái buổi: Ngoài học chính khóa, HS có học lực yếu cần được tổ chức thành lớp, nhóm có mức độ hổng kiến thức tương đương và được bồi dưỡng thêm một số buổi khác.

- Tổ chức các nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến: Lựa chọn những HS có kiến thức vững, có năng lực hướng dẫn kèm cặp những HS có học lực yếu.

- Dạy tự chọn theo từng chủ đề, thực hiện cùng lịch chính khóa: Nội dung tự chọn bám sát, củng cố nội dung kiến thức được học chính khóa.

- Giao bài tập hoặc chủ đề về nhà: GV cho bài tập, các chủ đề kiến thức, hướng dẫn các em về nhà tự học, tự làm và tự nghiên cứu sau đó các em báo cáo lại xem mức

độ các em nắm kiến thức đã học được như thế nào, để GV điều chỉnh cách dạy kịp thời cho phù hợp với trình độ HS.

- Dạy bồi dưỡng trong hè: Căn cứ vào kết quả tổng kết năm học, hiệu trưởng nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng HS có học lực yếu trong thời gian nghỉ hè, mục đích của việc tổ chức bồi dưỡng trong hè là nhằm giúp cho các em thuộc diện thi lại một số môn học có thể đạt yêu cầu được lên lớp. Mặt khác, củng cố kiến thức và tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho HS không có điều kiện, cơ hội tiếp cận loại hình giải trí, sinh hoạt đòi hỏi tài chính.

- Phối hợp với các đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khóa… thu hút HS yếu kém tham gia.

Để khắc phục tình trạng HS có học lực yếu ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các HS học yếu theo thời khóa biểu của nhà trường. Lý do là vì trong các lớp đồng loạt, dù GV có cố gắng giảng dạy sát ba loại đối tượng đến đâu đi nữa thì việc truyền thụ kiến thức và luyện tập cũng cần phải được tiến hành theo trình độ và nhịp chung của cả lớp. GV phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của HS, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích tạo niềm tin cho các em cầu tiến. Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của HS phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt huyết của người GV. Vì vậy, mỗi người GV chúng ta cần cố gắng hết mình để giáo dục con em trở thành những con người có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)