8. Cấu trúc luận văn
1.3.5. Điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng họcsinh có học lực yếu
Các điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu bao gồm các chủ trương chính sách, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLGD, công tác thi đua khen thưởng, cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng môi trường sư phạm.
Chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước đối với loại hình trường THPT là yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Sự phát triển của nhà trường luôn gắn liền và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các văn bản pháp qui của nhà nước, Bộ GDĐT. Thiếu các văn bản đó hoặc hiểu chưa đúng sẽ dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu nói riêng ở trường THPT đi không đúng hướng.
Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ CB, GV trong việc giáo dục bồi dưỡng HS có học lực yếu rất phong phú. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho
CB, GV một cách thường xuyên hoặc theo chuyên đề; phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong CB, GV; thực hiện nghiêm túc các đợt bồi dưỡng do cấp trên tổ chức; phân công GV có kinh nghiệm hỗ trợ, giúp đỡ những GV chưa có kinh nghiệm, GV trẻ, định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác này để rút kinh nghiệm tốt hơn.
Thi đua, khen thưởng là điều kiện tác động tích cực đến đội ngũ cán bộ GV trong công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu. Do đó, Hiệu trưởng phải thường xuyên phát động phong trào thi đua, khen thưởng trong CB, GV và HS, quản lý và chỉ đạo một cách sát sao, chặt chẽ.
Công tác tổ chức các hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu không thể thiếu kinh phí, thiếu các điều kiện về cơ sở vật chất. Quản lý nguồn kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu bao gồm các nội dung cơ bản sau: dự trù kinh phí của nhà trường, huy động nguồn kinh phí ngoài nhà trường, xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học, sách vở, tài liệu...). Hàng năm, hiệu trưởng cần xây dựng các kế hoạch sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất; sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý, đúng mục tiêu, tiết kiệm.