Kết quả giáo dục của các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 49 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Kết quả giáo dục của các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Nam

a. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Tây Giang hiện nay:

- Ưu điểm:

+ Đội ngũ giáo viên của các trường có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều GV có tinh thần vượt khó, tâm huyết với nghề, tận tụy với HS, luôn là tấm gương sáng cho đồng nghiệp và cho HS noi theo.

+ GV có thâm niên công tác lâu năm chiếm tỉ lệ khá đông: 8 GV có thâm niên công tác từ 13 năm trở lên, bằng 19%. Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý, giảng dạy và công tác giáo dục rất cần người có vốn sống, có kinh nghiệm.

+ Những GV trẻ có trình độ trên chuẩn và khả năng sử dụng tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cập nhật kiến thức mới.

- Hạn chế:

+ Vẫn còn một bộ phận GV lớn tuổi, năng lực chuyên môn còn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, chưa tích cực bồi dưỡng để vươn lên. Bên cạnh đó, đội ngũ GV trẻ mới ra trường đã được đào tạo cơ bản nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm tổ chức, quản lý HS, thiếu mạnh dạn trong giao tiếp cũng như trong giải quyết công việc.

+ Đội ngũ giáo viên chưa tích cực, chưa chủ động tham gia đổi mới nội dung, phương pháp, mà sử dụng chủ yếu là phương pháp truyền thống thiếu cải tiến, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

+ Phần lớn GV còn hạn chế về kỹ năng: giải quyết các tình huống sư phạm, hướng dẫn, tổ chức cho HS tham gia các hoạt động.

+ Đội ngũ cốt cán chuyên môn chưa mạnh, còn e dè nể nang, phong trào bồi dưỡng HS có học lực yếu hiệu quả chưa cao. Điều đó lý giải vì sao tỉ lệ học sinh yếu của nhà trường vẫn còn ở mức cao.

- Nguyên nhân yếu kém:

+ Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành vẫn còn bị ảnh hưởng của nếp nghĩ cũ, cách làm cũ, bằng kinh nghiệm là chính, ít có sự chuyển biến mạnh vươn lên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

+ Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GV chưa được quan tâm đúng mức, thiếu những biện pháp thiết thực, khả thi.

+ Đội ngũ GV nhìn chung chưa tích cực và chủ động trong học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu mới.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ, còn mang tính hình thức. Đôi khi còn nặng về thành tích, chưa nhìn thẳng vào những yếu kém trong công tác quản lý chỉ đạo bồi dưỡng GV.

b. Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu của các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019:

Bảng 2.5. Thống kê số lượng học sinh có học lực yếu

Năm học TSHS Yếu Tỉ lệ % Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 TSHS Yếu Tỉ lệ % TSHS Yếu Tỉ lệ % TSHS Yếu Tỉ lệ % 2017-2018 105 15.9 83 29.3. 20 10.1 2 1.1 2018-2019 38 6.3 26 12.1 11 5.1 1 0.6

(Nguồn: Trường THPT Tây Giang và THPT Võ Chí Công)

Trong những năm vừa qua các trường THPT huyện Tây Giang luôn chú trọng tới hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu nên đã đạt được những kết quả nhất định. Qua số liệu trong bảng thống kê trên, tác giả thấy tỉ lệ HS có học lực yếu còn ở mức cao, chưa đạt được mục tiêu giáo dục. Tỉ lệ HS có học lực yếu ở 02 năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019 liên tục giảm rõ rệt nhưng vẫn chưa thể làm hài lòng những nhà quản lý giáo dục và phụ huynh HS. Đặc biệt tỉ lệ HS có học lực yếu ở lớp 10 cả 02 năm học luôn ở mức cao nhất. Điều này càng thôi thúc tác giả nghiên cứu tìm biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 49 - 50)