8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, họcsinh và gia
a. Mục tiêu
- Giúp cho đội ngũ CBQL, giáo viên, học sinh và gia đình xác định rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh có học lực yếu sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường.
- Giúp cho đội ngũ CBQL, giáo viên hiểu rõ hơn vai trò trách nhiệm của người thầy giáo trong nhà trường là người cung cấp tri thức, định hướng cho học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, phát triển nhân cách.
b. Nội dung và tổ chức thực hiện
- Trước hết đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải nắm chắc các Nghị quyết của Đảng và nhà nước, quy định của ngành, của nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu phù hợp với đặc thù của trường.
- Nhà trường muốn nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh có học lực yếu, muốn khẳng định vị thế, uy tín, chất lượng của mình ở địa phương và trong khu vực thì ngoài việc chú trọng đến bồi dưỡng học sinh giỏi cũng phải luôn quan tâm đến bồi dưỡng học sinh có học lực yếu, nâng tỉ lệ người học có kết quả đạt yêu cầu lên cao hơn nữa.
Trước tiên chúng ta phải chú trọng đến vấn đề giáo viên: Đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có chí hướng cầu
tiến.
c. Điều kiện thực hiện
Cung cấp, phổ biến đầy đủ tài liệu liên quan, cần thiết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục; các văn bản quy pháp pháp luật về quyền và trách nhiệm của CBQL, giáo viên thông qua các buổi họp, sinh hoạt đầu tuần.
Xây dựng một tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, nhất trí, say mê trong công việc, có đủ đội ngũ giáo viên cốt cán, giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm trong dạy học sinh có học lực yếu.
Các cấp cần tạo những điều kiện tốt nhất cho CBQL, GV học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sưu tầm và khuyến khích đội ngũ giáo viên nghiên cứu tài liệu có liên quan. Đồng thời HT nhà trường cần có hình thức kiểm tra sự chuyển biến trong nhận thức của giáo viên thông qua việc làm cụ thể, thể